tailieunhanh - NHO LÂM NGOẠI SỬ - LỜI GIỚI THIỆU

Cùng với “Thủy Hử truyện” của Thi Nại Am, “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần “Nho Lâm Ngoại Sử” (Chuyện làng nho) của Ngô Kính Tử là một tác phẩm giá trị nhất của tiểu thuyết Trung Quốc. Trong bài tựa viết thời Đồng Trị, một nhà phê bình đã nói: “Tôi khuyên các bạn không nên đọc quyển tiểu thuyết này, vì đọc nó một lần các bạn sẽ cảm thấy rằng mình đã gặp những nhân vật của nó suốt ngày trong đời”. Riêng nhận xét này cũng đủ chứng minh giá trị hiện thực của. | NHO LÂM NGOẠI SỬ LỜI GIỚI THIỆU Cùng với Thủy Hử truyện của Thi Nại Am Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần Nho Lâm Ngoại Sử Chuyện làng nho của Ngô Kính Tử là một tác phẩm giá trị nhất của tiểu thuyết Trung Quốc. Trong bài tựa viết thời Đồng Trị một nhà phê bình đã nói Tôi khuyên các bạn không nên đọc quyển tiểu thuyết này vì đọc nó một lần các bạn sẽ cảm thấy rằng mình đã gặp những nhân vật của nó suốt ngày trong đời . Riêng nhận xét này cũng đủ chứng minh giá trị hiện thực của nó như thế nào. Lỗ Tấn trong Trung Quốc tiểu thuyết sử lược khẳng định rằng Nho Lâm Ngoại Sử là tiểu thuyết châm biếm xã hội đầu tiên và về mặt này từ xưa đến nay nó vẫn vô địch. I. Tác giả Ngô Kính Tử 1701 - 1754 tự là Mẫn Hiên lại có tên tự là Văn Mộc sinh năm 1701 ở huyện Toàn Tiêu tỉnh An Huy phía bắc bờ sông Dương Tử. Gia đình ông mấy đời nổi danh về khoa hoạn. Trong đời cố có bốn người đỗ tiến sĩ sang đời ông nội có người đỗ bảng nhỡn tiến sĩ. Người cha làm giáo dụ ở huyện được vài năm rồi bị cách chức vì trái ý quan trên về nhà được một năm rồi mất. Gia đình ấy để lại cho ông một gia tài giàu có vô số bà con bạn bè là quan lại tiến sĩ cử nhân cùng với cái mộng thi đỗ làm quan để nối nghiệp nhà. Nhưng tất cả đều tan rã mau chóng. Năm hai mươi tuổi Kính Tử thi đỗ tú tài ở phủ nhưng lên tỉnh thi lại hỏng. Kinh nghiệm thi cử của bản thân cùng với kinh nghiệm làm quan của cha đã làm cho chàng thanh niên chán ngán về con đường khoa hoạn. Ông lại sẵn thói phong lưu tiêu tiền như rác nên chẳng bao lâu gia sản cha ông để lại đều không cánh mà bay. Bấy giờ bạn bè trở mặt tôi tớ bỏ đi họ hàng lảng hết ông phải bỏ nhà lên Nam Kinh. Cuộc đời ở Nam Kinh là cuộc đời lao động chật vật và khổ cực. Mùa đông không có lửa đốt và nhiều khi phải nhịn đói hai ba hôm liền. Nhưng chính nó đã giúp ông tiếp thu những tư tưởng dân chủ của Cố Viên Võ Hoàng Tôn Hy chủ trương chống khoa cử bát cổ chống lễ giáo và học vấn nhồi sọ của Tống Nho. Nó cũng giúp cho ông thấy rõ bản chất xấu xa của tầng lớp nho sĩ đã cấu kết