tailieunhanh - Quản lý doanh nghiệp theo mô hình tích hợp Lean – 6 sigma

Quản lý doanh nghiệp theo mô hình tích hợp Lean – 6 sigma Tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực nhằm quản lý sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp luôn là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc vận dụng các mô hình quản lý khác nhau để đạt được các mục tiêu này thường chưa cho kết quả như mong đợi | Quản lý doanh nghiệp theo mô hình tích hợp Lean - 6 sigma Tiết kiệm chi phí tối ưu hóa sử dụng nguồn lực nhằm quản lý sản xuất hiệu quả đảm bảo chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp luôn là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc vận dụng các mô hình quản lý khác nhau để đạt được các mục tiêu này thường chưa cho kết quả như mong đợi. Trong nhiều trường hợp tiết kiệm chi phí và sử dụng nguồn lực hiệu quả có thể đạt được nhưng chất lượng sản phẩ hay dịch vụ cung cấp lại chưa đáp ứng được mong đợi từ khách hàng. Một mô hình quản lý đáp ứng được cùng lúc các mục tiêu như vậy sẽ giúp doanh nghiệp vừa giảm chi phí sản xuất vừa làm hài lòng khách hàng thực sự cần thiết. Có nhiều mô hình quản lý khác nhau hướng tới mục đích này. Trong bài viết này mô hình quản lý tích hợp giữa Lean và 6 Sigma được đề xuất như một cách tiếp cận khác cho các doanh nghiệp. Bài viết không đi sâu vào các khía cạnh kỹ thuật của mô hình quản lý này mà chỉ nêu lên các lợi ích mà mỗi mô hình có thể đem lại. Từ góc độ quản lý doanh nghiệp thì lợi ích cuối cùng có thể đạt được nếu kết hợp hài hòa các lợi ích này với nhau. Thị trường và doanh nghiệp Theo khảo sát của Cơ quan Đo lường Nhật Bản JMA năm 2004 đối với các doanh nghệp Nhật Bản về mức độ quan trọng của các yếu tố trong hệ thống quản lý công nghệ tới sự mong đợi của khách hang đối với sản phẩm dịch vụ cung cấp kết quả cho thấy ba yếu tố quan trọng nhất là Chất lượng - Chi phí - Giao hàng được đa số khách hàng mong muốn. Trong các tiêu chí đánh giá khảo sát các ví dụ như cải tiến công nghệ hay linh hoạt trong hệ thống sản xuất cũng chỉ được đánh giá ở mức độ vừa phải ít hơn 30 so với mức hơn 70 của ba yếu tố trên . Rõ ràng chi phí và chất lượng sản phẩm hay dịch vụ là các vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Làm sao cùng đáp ứng được cả hai yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả theo đặc thù hiện trạng và năng lực của chính doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt cắt giảm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN