tailieunhanh - Xử trí gãy xương hở

Xử trí gãy xương hở Gãy xương hở (GXH) là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Việc đánh giá đúng mức độ thương tổn và có những chỉ định xử trí thích hợp là việc làm quan trọng, giúp người bệnh chóng hồi phục và bảo toàn được vị trí xương bị tổn thương. Đánh giá mức độ gãy xương hở Khi xương bị gãy, các đầu nhọn sắc có thể đâm từ trong ra ngoài, gây tổn thương phần mềm từ nhẹ đến nặng, làm chảy máu. Tuy vậy, để đánh giá thương tổn và xác định. | Xử trí gãy xương hở Gãy xương hở GXH là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Việc đánh giá đúng mức độ thương tổn và có những chỉ định xử trí thích hợp là việc làm quan trọng giúp người bệnh chóng hồi phục và bảo toàn được vị trí xương bị tổn thương. Đánh giá mức độ gãy xương hở Khi xương bị gãy các đầu nhọn sắc có thể đâm từ trong ra ngoài gây tổn thương phần mềm từ nhẹ đến nặng làm chảy máu. Tuy vậy để đánh giá thương tổn và xác định phương hướng điều trị thì không đơn giản 30 nạn nhân gãy xương hở là đa chấn thương nhiều thương tổn phối hợp đe dọa tính mạng phải ưu tiên giải quyết cấp cứu. Thông thường để dễ nhớ người ta sắp thứ tự 3 chữ cái viết hoa là A B C. Airway Đường thở có bị vật cản trở không Breathing Có bị chảy máu màng phôi do gãy mảng sườn di động gây khó thở Circulation Có bị tổn thương động tĩnh mạch gây mất máu cấp và nhiều không Chảy máu trong GXH có thể do thương tổn da cơ gãy xương gây chảy máu cũng có thể do động mạch tĩnh mạch thủng dẫn đến choáng mất máu phải chú ý đến 3 cấp cứu nói trên. Hậu quả của GXH là nhiễm khuẩn không liền xương mất đoạn xương mất cơ năng gây tàn phế thiệt hại và tốn kém về kinh tế khi điều trị. Tiên lượng GXH tùy thuộc không những vào tình trạng gãy xương mà còn phụ thuộc vào tính thương tổn phần mềm. Y học thế giới hiện phân loại GXH theo các týp sau Týp 1 Gãy xương hở có vết thương sạch độ dài nhỏ hơn 1cm thường do xương đâm từ trong ra. Týp 2 GXH có xé rách phần mềm lớn hơn 1cm da bị lóc nhưng không bị nghiền nát. Týp 3 là loại nặng nhất có thể chia làm 3 nhóm nhỏ. Lóc phần mềm lớn hơn 10cm do sang chấn mạnh. Bị nhiễm bẩn nặng do cọ xát trên mặt đất bị thương ở những nơi dễ nhiễm khuẩn như trại chăn nuôi cống rãnh được cấp cứu sau 8 giờ. Có tổn thương mạch máu đòi hỏi phải khâu mạch máu cấp cứu mổ tái tạo. Các thương tích do hỏa khí bom mìn hay gãy xương lớn do các tai nạn giao thông đè lên là những tổn thương đặc biệt nặng. Các biện pháp xử trí Khi gặp phải những trường hợp này điều đầu tiên là phải cầm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN