tailieunhanh - Công văn 1598/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Công văn 1598/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xếp hạng và xây dựng đơn giá tiền lương | CÔNG VĂN CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 1598/LĐTBXH-TL NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2006 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN XẾP HẠNG VÀ XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG Kính gửi: SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trả lời Công văn số 1818/SLĐTBXH-LĐ ngày 7/4/2006 và Công văn số 2232/SLĐTBXH-LĐ ngày 26/4/2006 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau: 1. Các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Nhà nước có bảng tiêu chuẩn xếp hạng quy định tại Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/8/2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính thì căn cứ vào hạng được xếp lương cho các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc công ty. Đối với người phụ trách kế toán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 7/2/2005 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khi thay đổi công việc thì phải xếp lại lương theo công việc mới. 2. Về việc vận dụng xếp hạng đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nếu vận dụng Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC để xếp hạng và xếp lương cho các chức doanh quản lý công ty thì Hội đồng quản trị công ty căn cứ vào tiêu chuẩn xếp hạng (phù hợp với ngành, nghề được phép kinh doanh) do Nhà nước ban hành để định hạng và ra quyết định xếp hạng công ty, đồng thời đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương biết để kiểm tra, giám sát. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, hiện nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với công ty này, vì vậy trước mắt đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty căn cứ vào tiêu chuẩn xếp hạng để định hạng và báo cáo đại diện chủ sở hữu, đồng thời đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương biết để kiểm tra, giám sát. 3. Về đơn giá tiền lương: Theo quy định tại Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì tháng 1 hàng năm Tổng giám đốc, Giám đốc công ty phải xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương và đăng ký với đại diện chủ sở hữu. Sau thời hạn trên, nếu công ty chưa có văn bản đăng ký thì đại diện chủ sở hữu có văn bản nhắc nhở, yêu cầu công ty đăng ký. Trường hợp công ty không đăng ký thì chi phí tiền lương của công ty không được coi là chi phí hợp lý và hợp lệ theo quy định tại tiết c, điểm 1, Điều 23 Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ. Đối với các công ty nhà nước khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm để xây dựng đơn giá tiền lương phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện về nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận và mức tăng năng suất lao động, trong đó mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân của công ty. Trong trường hợp Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì khi tiếp nhận, xem xét bản đăng ký đơn giá tiền lương của các công ty có thể xem xét, loại trừ các yếu tố không đồng nhất khi so sánh với mức tăng tiền lương và mức tăng năng suất lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh được biết và chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. TL/ BỘ TRƯỞNG Vụ trưởng Vụ tiền lương - Tiền Công Phạm Minh Huân
đang nạp các trang xem trước