tailieunhanh - Quản Trị Học - Quản Trị Nhân Lực part 28

Tham khảo tài liệu 'quản trị học - quản trị nhân lực part 28', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | - Trong khu vực nhà nước Hệ số lương là sự gấp bội về tiền của bậc nào đó so với suất lương tối thiểu quốc gia. Ví dụ Một người nào đó có mức lương là đ thì người đó có hệ số lương là 1 92 vì suất lương tối thiểu hiện nay là đ . - Quan điểm khác cho rằng Hệ số lương là sự gấp bội về tiền lương của bậc nào đó so với tiền lương bậc 1 thấp nhất trong thang lương. - Quan điểm nữa cho rằng Hệ số lương là sự gấp bội về tiền lương của bậc nào đó so với tiền lương bậc 1 trong cùng ngạch lương. Ta tạm lấy quan điểm này nhằm để xác định tương quan về tiền lương giữa các bậc trong ngạch lương. Từ đây sẽ có một số khái niệm liên quan Bội số lương Bs là tỉ số giữa hệ số lương của bậc cao nhất và bậc thấp nhất trong cùng ngạch lương. Ở Bắc Mỹ ngạch lương cho các công việc văn phòng và tổ chức thường dao động từ 15- 25 ngạch lương cho cán bộ quản lý cấp thấp và cấp trung và các công việc chuyên môn dao động từ 35-60 và cho các công việc quản lý cấp cao dao động từ 60-120 . Hệ số tăng tuyệt đối là hiệu số giữa 2 hệ số lương kế tiếp nhau Hi Ki - Ki-1 Ở đây Hi - là hệ số tăng tuyệt đối Ki - là hệ số lương bậc I Tác dụng chỉ rõ mức tăng lương của nhân viên bậc sau cao hơn bậc trước bao nhiêu lần. Khi thiết kế ngạch lương người ta có thể thiết kế theo kiểu hệsố tăng đều đặn lũy tiến hoặc lũy thoái. Trong đó hệ số tăng đều đặn thường được sử dụng nhất. Mức tăng giữa các bậc trong trường hợp này được tính theo công thức sau M Bs N -1 Ở đây Bs - Bội số của ngạch lương N - Số bậc trong ngạch lương. Sau đây ta có ví dụ minh họa Ngạch Trang 163 Bậc lương I II III IV V 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thang lương trên có 5 ngạch mỗi ngạch có số lượng bậc khác nhau. .