tailieunhanh - Tác động của tỷ giá đến xuất nhập khẩu

Từ năm 2002 đến nay, thâm hụt thương mại của Việt nam gia tăng mang tính chất hệ thống. Thâm hụt thương mại gia tăng là gánh nặng đối với cán cân thanh toán quốc tế và làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt. Năm 2007 thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới 6,9 tỷ USD, năm 2008 là 9 tỷ USD, năm 2009 là 7,3 tỷ USD (nguồn: thống kê tài chính quốc tế của IMF). Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn trong khi cán cân vốn không đủ bù đắp đã. | Tác động của tỷ giá đến xuất nhập khẩu Từ năm 2002 đến nay thâm hụt thương mại của Việt nam gia tăng mang tính chất hệ thống. Thâm hụt thương mại gia tăng là gánh nặng đối với cán cân thanh toán quốc tế và làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt. Năm 2007 thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới 6 9 tỷ USD năm 2008 là 9 tỷ USD năm 2009 là 7 3 tỷ USD nguồn thống kê tài chính quốc tế của IMF . Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn trong khi cán cân vốn không đủ bù đắp đã ảnh hưởng xấu đến dự trữ ngoại hối và đặc biệt làm cho tỷ giá thiếu cơ sở để ổn định. Hiện tại cán cân vãng lai của Việt nam chủ yếu bao gồm cán cân thương mại cán cân chuyển khoản và dịch vụ riêng dịch vụ có mức thu nhập nhỏ chuyển khoản giảm mạnh trong những năm gần đây do đó thâm hụt tài khoản vãng lai trong những năm qua gia tăng chủ yếu do thâm hụt thương mại lớn. Có ý kiến cho rằng để khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại cao Việt nam cần học tập kinh nghiệm thành công của Trung quốc về phá giá tiền tệ. Vậy thực chất vấn đề này ra sao. I Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung quốc Từ năm 1949 đến nay Trung quốc đã có những thay đổi lớn về chính sách tỷ giá. Có thê chia thành 3 giai đoạn sau Giai đoạn thứ nhất Từ năm 1949 đến năm 1979. Trong giai đoạn này Trung quốc thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung chính phủ thống nhất và tập trung quản lý các hoạt động ngoại hối. Trung quốc thực hiện chế độ tỷ giá cố định ngân hàng nhân dân Trung quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua bán ngoại tệ của cả nền kinh tế. Giai đoạn này nền kinh tế Trung quốc gặp nhiều khó khăn nếu như không muốn nói là trì trệ. Giai đoạn thứ hai Từ năm 1979 đến năm 1993. Năm 1979 Trung quốc tiến hành cải cách kinh tế. Nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triên Trung quốc chú trọng phát triên cơ sở hạ tầng các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Hoa kiều đầu tư vào trong nước đê xuất khẩu thu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN