tailieunhanh - Đề tài "Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi "
Dân số nước ta hiện nay xấp xỉ 85,9 triệu người, hiển nhiên là một quốc gia có dân số lớn của hành tinh khoảng 7 tỉ. Nếu như phần đông kinh tế gia quen với khái niệm bản chất của lạm phát là do quá nhiều tiền cạnh tranh nhau để giành về một số lượng quá ít hàng hóa, thì ở một nghĩa khác, nói như Min-tơn Frai-men (Milton Friedman), đó cũng có thể là quá nhiều người tìm kiếm một số lượng hàng hóa rất hữu hạn. Như vậy, dân số lớn, bên cạnh ưu điểm nguồn. | Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi TS. VƯƠNG QUÂN HOÀNG 1 - Kinh tế Việt Nam năm 2009 Dân số nước ta hiện nay xấp xỉ 85 9 triệu người hiển nhiên là một quốc gia có dân số lớn của hành tinh khoảng 7 tỉ. Nếu như phần đông kinh tế gia quen với khái niệm bản chất của lạm phát là do quá nhiều tiền cạnh tranh nhau để giành về một số lượng quá ít hàng hóa thì ở một nghĩa khác nói như Min-ton Frai-men Milton Friedman đó cũng có thể là quá nhiều người tìm kiếm một số lượng hàng hóa rất hữu hạn. Như vậy dân số lớn bên cạnh ưu điểm nguồn lao động dồi dào chính là một câu hỏi lớn về khả năng cải thiện kinh tế. Trong suốt hon hai thập niên đổi mới kinh tế Việt Nam liên tục duy trì đà tăng trưởng tưong đối. Chất lượng mở rộng kinh tế thể hiện qua thống kê GDP bình quân đầu người từ mức 200 USD người năm 1986 đã tăng lên gấp 5 lần đạt USD người vào năm 2008 và ước tính sẽ vượt USD người sau năm 2010. Sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam cũng thể hiện ở quy mô vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên. Dù chịu ảnh hưởng từ các biến động kinh tế quốc tế trở ngại của môi trường kinh doanh trong nước sự gia tăng cạnh tranh thu hút nguồn lực từ các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới liên tục trong hai thập niên tỷ lệ FDI so với GDP chỉ hai lần thấp hon tăng trưởng GDP thực tế vào các năm 1991 - 1993 và 2003 - 2007. Lượng vốn FDI năm 2009 vẫn có được tín hiệu tốt một cách so sánh so với bối cảnh khu vực với mức cam kết mới 20 tỉ USD và phần giải ngân lượng cam kết quá khứ để cấu thành nguồn lực thực tế 8 tỉ USD. Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu ngắn và trung hạn để giải tỏa áp lực này. Trong một bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu như năm 2009 tăng trưởng theo quý của Việt Nam được xem như một nỗ lực có kết quả với Quý I tăng 3 14 Quý II tăng 4 46 Quý III tăng 5 76 và ước Quý IV tăng 6 8 . Với mức tăng trưởng này nền kinh tế đã tạo ra được hơn 1 5 triệu việc làm trong năm 2009 và đây là một con số có rất nhiều ý
đang nạp các trang xem trước