tailieunhanh - Cơ sở tự động học - Chương 2

Tài liệu tham khảo giáo trình Cơ sở tự động học - Chương 2: Hàm chuyển và sơ đồ khối của hệ thống | Cơ Sở Tự Động Học Phạm Văn Tấn Chương II HÀM CHUYỀN VÀ SƠ ĐÒ KHỐI CỦA HỆ THỐNG ĐẠI CƯƠNG. ĐÁP ỨNG XUNG LỰC VÀ HÀM CHUYỂN. SƠ ĐỒ KHỐI BLOCK DIAGRAM . CƯƠNG Bước quan trọng thứ nhất trong việc thiết kế một hệ điều khiển là việc miêu tả toán học và mô hình hóa modeling cho thiết bị được kiểm soát. Một cách tổng quát những đặc tính động của thiết bị này sẽ được xác định trước bằng một tập hợp các biến. Thí dụ xem một động cơ điện trong hệ thống điều khiển. Ta phải xác định điện áp đặt vào dòng điện trong cuộn dây quấn moment được khai triển trên trục góc dời và vận tốc của rotor và những thông số khác nữa nếu cần thiết .Tất cả những thông số ấy được xem như các biến của hệ. Chúng liên hệ nhau thông qua những định luật vật lý được thiết lập và đưa đến các phương trình toán học dưới nhiều dạng khác nhau. Tùy bản chất của thiết bị cũng như điều kiện hoạt động của hệ một vài hoặc tất cả các phương trình ấy là tuyến tính hay không thay đổi theo thời gian hay không chúng cũng có thể là các phương trình đại số phương trình vi phân hoặc tổng hợp. Các định luật vật lý khống chế nguyên tắc hoạt động của hệ điều khiển trong thực tế thường là rất phức tạp. Sự đặc trưng hóa hệ thống có thể đòi hỏi các phương trình phi tuyến và hoặc thay đổi theo thời gian rất khó giải. Với những lý do thực tế người ta có thể sử dụng Chương II Hàm Chuyển Sơ Đồ Khối Của Hệ Thống Trang Cơ Sở Tự Động Học Phạm Văn Tấn những giả định và những phép tính xấp xỉ để nghiên cứu các hệ này với lý thuyết hệ tuyến tính. Có hai phương cách tổng quát để tiếp cận với hệ tuyến tính. Thứ nhất hệ căn bản là tuyến tính hoặc nó hoạt đông trong vòng tuyến tính sao cho các điều kiên về sự tuyến tính được thỏa. Thứ hai hệ căn bản là phi tuyến nhưng đã được tuyến tính hóa xung quanh điểm hoạt động định mức. Nhưng nên nhớ rằng sự phân tích các hệ như thế chỉ khả dụng trong khoảng các biến mà ở đó sự tuyến tính còn giá trị. II. ĐÁP ỨNG XUNG LỰC VÀ HÀM CHUYÊN. 1. Đáp ứng xung lực impulse . Một hệ tuyến tính không .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN