tailieunhanh - THỞ VÀ THÔNG KHÍ PHỔI (BREATHING AND VENTILATION)
Tần số hô hấp (respiratory rate) là một dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng. Tần số hô hấp bình thường nơi các trẻ em biến thiên theo tuổi, trong khi người trưởng thành, trong trường hợp điển hình, thở từ 12 đến 16 lần mỗi phút. Tần số hô hấp có thể hữu ích trong nhiều tình trạng khác với bệnh lý phổi nguyên phát. Tần số tăng cao nơi những bệnh nhân thiếu máu, rò động-tĩnh mạch (arteriovenous fistula), thai nghén, bệnh tim xanh tía (cyanotic heart disease), nhiễm toan chuyển hóa (metabolic acidosis), bệnh sốt (febrile. | THỞ VÀ THÔNG KHÍ PHỔI BREATHING AND VENTILATION 1 TẦN SỐ HÔ HẤP HỮU ÍCH NHƯ THẾ NÀO TRONG SỰ ĐÁNH GIÁ MỘT BỆNH NHÂN Tần số hô hấp respiratory rate là một dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng. Tần số hô hấp bình thường nơi các trẻ em biến thiên theo tuổi trong khi người trưởng thành trong trường hợp điển hình thở từ 12 đến 16 lần mỗi phút. Tần số hô hấp có thể hữu ích trong nhiều tình trạng khác với bệnh lý phổi nguyên phát. Tần số tăng cao nơi những bệnh nhân thiếu máu rò động-tĩnh mạch arteriovenous fistula thai nghén bệnh tim xanh tía cyanotic heart disease nhiễm toan chuyển hóa metabolic acidosis bệnh sốt febrile illness bệnh lý hệ thần kinh trung ương lo âu thể dục và ở cao độ high altitude . Điều quan trọng là tần số hô hấp phải được đếm cẩn trọng ít nhất trong 30 giây. Thường tần số hô hấp được đánh giá sau một thời gian quan sát ngăn. 2 NHỮNG KIỂU THỞ ĐƯỢC LIÊN KẾT VỚI NHỮNG TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ Hơi thở Kussmaul là các hơi thở sâu nhanh được liên kết với nhiễm toan chuyển hóa. Hơi thở Cheyne-Stokes bao gồm những hô hấp lên xuống một cách chu kỳ những thời kỳ thở sâu luân phiên với những thời kỳ ngừng thở. Những nguyên nhân gồm có suy tim sung huyết cơn cao huyết áp giảm natri-huyết bệnh ở độ cao high-altitude illness và chấn thương đầu. Hơi thở thất điều ataxic breathing được đặc trưng bởi tính chất không đều không thể đoán trước được. Hơi thở có thể nông hay sâu và có thể ngừng lại trong những thời gian ngắn. Những nguyên nhân gồm có suy giảm hô hấp và thương tổn thân não ở hành não medulla . 3 NHỮNG TRẮC NGHIỆM CHỨC NĂNG PHỔI NÀO THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở PHÒNG CẤP CỨU Ngoài tần số hô hấp các trắc nghiệm chức năng phổi hữu ích nhất đối với các bệnh nhân ở phòng cấp cứu là thể tích thở ra tối đa giây FEV1 forced end-expiratory volume in one second và lưu lượng đỉnh PEFR peak expiratory flow rate . Lưu lượng đỉnh được sử dụng thường hơn. Trắc nghiệm này được thực hiện bằng cách bảo bệnh nhân thở ra với một tốc độ tối đa qua một đỉnh lưu kế peak flowmeter . Những trị .
đang nạp các trang xem trước