tailieunhanh - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC "HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC LOẠI HÌNH CHĂN NUÔI LỢN Ở XÃ VĂN MÔN, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH"

Năm 2007, trong nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính với hai cơ cấu trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là 61% và 39%. Tính riêng ngành chăn nuôi thì thu về chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn) chiếm tỷ lệ lớn nhất 68%-78%, sau đó đến thu về gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) chiếm 19,2% và chăn nuôi khác chỉ chiếm 8,4% (chưa kể thu về sản phẩm phụ). Qua những con số thống kê trên cho ta thấy: Trong những năm qua, cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi đã có sự phát triển đáng. | Đối với loại hình hướng nạc, do phải đầu tư lớn cho chuồng trại, thức ăn, con giống nhưng giá bán so với loại hình lợn lai F1 là không chênh lệch đáng kể (chỉ 40000 - 45000đồng/kg thịt hơi) nên thu nhập của loại hình này so với loại hình lợn lai F1 là không cao. Tuy nhiên, với thuận lợi là phát triển phù hợp với xu thế của thị trường (tạo ra sản phẩm có tỷ lệ nạc cao hơn) nên thị trường tiêu thụ của loại hình này so với loại hình lợn lai F1 là phong phú hơn, rộng lớn hơn (có thể xuất khẩu ra nước ngoài hoặc đem bán ở những thành phố lớn). Năm 2007 vừa qua, do việc sản xuất loại hình lợn hướng nạc chưa đảm bảo chất lượng nên việc tiêu thụ sản phẩm của người chăn nuôi gặp khó khăn. Mặc dù thị trường tiêu thụ nội địa là phong phú, mức dư cầu lớn nhưng họ lại bị hạn chế bởi mức thu nhập. Do đó, trong tương lai chúng ta phải có kế hoạch sản xuất chăn nuôi lợn như thế nào để tiếp tục có hợp đồng xuất khẩu thịt lợn. Đây là một vấn đề cần phải coi trọng vì nếu xuất khẩu được thịt lợn sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển. Hiện nay do phải đầu tư (đầu vào lớn) mà kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế nên để phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả chăn nuôi của loại hình này thì chúng ta cần tập huấn kỹ thuật cho người chăn nuôi, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiếu kỹ thuật đem lại (chủ yếu do các bệnh của lợn).

TỪ KHÓA LIÊN QUAN