tailieunhanh - Báo cáo “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam”
Đề tài được hình thành dựa trên nhiều tài liệu tham khảo cùng với tư liệu của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở việt Nam, những đánh giá của một số chuyên gia về thực tế vấn đề xuất khẩu lao động đang diễn ra trong những năm gần đây. Đề tài cung cấp một số thông tin về quan điểm về xuất khẩu lao động, thực trạng và đặc biệt là một số biện pháp tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam | Kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và chủ sử dụng lao động nhằm tránh việc người lao động bỏ trốn do bất mãn. DN phải thống nhất việc thu phí dịch vụ, phí phái cử của người lao động đối với các DN. Không nên xem việc thu đặt cọc cao là giải pháp chống trốn. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là lĩnh vực hoạt động nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Nghĩa là đối tượng đi XKLĐ trước hết, chủ yếu là những người có thu nhập thấp, thuộc diện cần xóa đói, giảm nghèo. Thế nhưng, việc đưa ra các biện pháp nhằm đối phó với tình trạng bỏ trốn hiện nay của các DN lại vô hình trung trở thành việc tạo cơ hội cho những người giàu có đi XKLĐ, khóa lại cơ hội cho những người nghèo, người có thu nhập thấp. Công bằng mà nói, ngoài phí dịch vụ được thu theo quy định của Nhà nước, nếu DN XKLĐ không thu tiền đặt cọc cao để "đề phòng" người lao động bỏ trốn thì khi việc bỏ trốn xảy ra họ sẽ vô cùng khốn đốn do việc phải bồi thường cho đối tác. Tổng chi phí phải nộp để được đi làm việc ở nước ngoài lên đến cả 100 triệu đồng thậm chí là mười ngàn USD thì quả là điều không thể đối với đại bộ phận người lao động. Điều này làm áp lực phải kiếm được nhiều tiền bù lại, khiến lao động bỏ trốn nhiều hơn. XKLĐ thực chất là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù. Hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại từ lĩnh vực này rất lớn. Nếu cân đối giữa tỷ lệ gia tăng dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm thì đến năm 2020 nước ta vẫn phải XKLĐ và chuyên gia. Điều đó có nghĩa là, thực tế hoạt động này đang cần một văn bản pháp quy hoàn chỉnh vừa mang tính định hướng vừa đưa ra các biện pháp chế tài nhằm hoạt động hiệu qủa hơn đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội.
đang nạp các trang xem trước