tailieunhanh - Công nghệ chân máy

Chân máy ngày càng cao cấp hơn với sự tiến bộ của vật liệu và sự phong phú của phụ kiện. Vật liệu làm chân máy đóng vai trò quyết định liên quan tới trọng lượng và độ vững chắc của nó. Từ xưa đến nay, chân máy chủ yếu vẫn được làm bằng gỗ hoặc nhôm, nhưng ngày càng có nhiều vật liệu công nghiệp cao xuất hiện. Chân bằng gỗ vốn hay được những tay máy chuyên chụp large-format ưa thích vì nó khá vững chắc và là chống rung tốt hơn nhôm, nhất là cầm tay cũng dễ. | Công nghệ chân máy Chân máy ngày càng cao cấp hơn với sự tiến bộ của vật liệu và sự phong phú của phụ kiện. Vật liệu làm chân máy đóng vai trò quyết định liên quan tới trọng lượng và độ vững chắc của nó. Từ xưa đến nay chân máy chủ yếu vẫn được làm bằng gỗ hoặc nhôm nhưng ngày càng có nhiều vật liệu công nghiệp cao xuất hiện. Chân bằng gỗ vốn hay được những tay máy chuyên chụp largeformat ưa thích vì nó khá vững chắc và là chống rung tốt hơn nhôm nhất là cầm tay cũng dễ chịu hơn trong những điều kiện thời tiết hoặc rất nóng hoặc rất lạnh do không truyền nhiệt như nhôm . Chân máy bằng gỗ trông cũng đẹp mắt hơn. Nhược điểm lớn nhất là nặng nề cồng kềnh và lại đắt hơn các vật liệu khác. Chân nhôm thường nhẹ nhất và có giá rẻ nhất. Tuy nhiên các thế hệ công nghệ nhôm cao cấp đã giảm thiểu hơn nữa trọng lượng vốn đã nhẹ của vật liệu này đồng thời cũng gia tăng thêm được độ cứng cần thiết. Ngày nay chân máy còn có thể được chế tạo bằng các vật liệu cao cấp khác nhau. Ví dụ sản phẩm của hãng Gitzo sử dụng sợi được tạo thành từ đá ba-zan nung chảy pha với chất kết dính để tạo thành các ống 3 lớp có trọng lượng nhẹ hơn nhôm tới 20 . Giá thành chỉ đắt hơn nhôm chút ít nhưng vẫn rẻ hơn chân máy chế tạo bằng sợi carbon. Hoặc có những nhà sản xuất khác sử dụng sợi carbon với 8 lớp sợi liên kết vừa giảm thiểu rung chấn cho chân máy vừa cho độ vững chắc cao. Đây là những vật liệu lý tưởng chế tạo chân máy cao cấp cho những nhiếp ảnh gia chuyên dã ngoại. Nhược điểm lớn nhất của vật liệu này hiện nay vẫn là giá cả đắt đỏ. Về cơ bản hiện có hai cơ chế khóa chân máy thông dụng. Đầu tiên là cơ chế vặn xoay cho phép người chụp chỉ việc vặn vòng gioăng để rút chân máy ra. Cơ chế này có ưu thế là không bị mắc vào các đồ vật khác khi mang vác bởi lẽ vòng xoay trùm khít vòng chân máy. Thứ đến là cơ chế bật lẫy người dùng chỉ việc bật lẫy ra là chân máy tự động rơi xuống cho phép điều chỉnh độ cao thấp và tháo mở khá nhanh. Các nhiếp ảnh gia chuyên chụp studio thường ưa thích những chân máy

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.