tailieunhanh - Đề tài "Giá cả tài sản, lạm phát và chính sách tiền tệ "

Bài viết tập trung nghiên cứu cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua giá cả các loại tài sản khác bên cạnh kênh lãi suất. Trên cơ sở phác họa và nhấn mạnh tầm quan trọng cơ chế truyền dẫn tiền tệ vận hành thông qua giá cả chứng khoán, giá cả bất động sản và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng và đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình, bài viết đề xuất các khuyến nghị đổi mới cơ chế điều hành. | Giá cả tài sản lạm phát và chính sách tiền tệ . Sử Đình Thành Tóm tắt Bài viết tập trung nghiên cứu cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua giá cả các loại tài sản khác bên cạnh kênh lãi suất. Trên cơ sở phác họa và nhấn mạnh tầm quan trọng cơ chế truyền dẫn tiền tệ vận hành thông qua giá cả chứng khoán giá cả bất động sản và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng và đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình bài viết đề xuất các khuyến nghị đổi mới cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát. Công trình nghiên cứu gồm các phần i đánh giá tổng quan tình hình lạm pháp của Việt Nam ii giá cá tài sản trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ và iii phản ứng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 1. Dần nhập Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gặt hái được nhiều thành công đáng kể trong kiểm soát lạm phát và ổn định tiền tệ tạo đà cho kinh tế tăng trưởng nhanh. Tiếp đến việc gia nhập vào WTO năm 2007 và sự gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI mới và dòng vốn gián tiếp FII nêu bật tiến trình cải cách kinh tế đầy ấn tượng của Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực tự do hóa thương mại và đầu tư. Kết quả là kinh tế tăng trưởng mạnh bình quân GDP năm qua 10 năm một trong tỷ lệ cao nhất trong khu vực Châu á. Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 1997 -2007 Nguồn số liệu Niên giám thống kê qua các năm. Thành quả kinh tế đạt được rất đáng khích lệ nhưng đồng thời xuất hiện các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang bị đun nóng đe dọa tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời gian tới. Sự gia tăng mất cân bằng trong nước và ngoài nước là vấn đề rất quan tâm. Tín dụng gia tăng đáng kể trong năm 2006 trên 50 góp phần làm gia tăng tỷ lệ lạm phát. Giá cả bất động sản trong các thành phố lớn cũng tăng lên nhanh. Trong khi xuất khẩu tiếp tục tăng lên nhưng sức ép nhu cầu nhập khẩu tăng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN