tailieunhanh - Học Lịch sử Việt Nam
Dân tộc Việt Nam anh hùng đã trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sự dựng nước và giữ nước. Với ý chí quật cường ông cha ta đã viết nên những trang sử vàng chói lọi làm vẻ vang cho dân tộc ta, đất nước ta. Quá khứ và hiện tại, lịch sử và cảnh quan, thiên nhiên và con người hoà quyện nhau như đưa ta về cội nguồn ngàn nǎm bất khuất của dân tộc để tìm hiểu, để khám phá, để tin tưởng ở khí phách, tài trí, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc. | Về đời tư, vì bất lực, không có con nên Khải Định đã phải tìm cách sao cho có được một đứa bé để nối dõi tông đường. Trường hợp bà Hoàng Thị Cúc sinh ra Vĩnh Thụy đã là một cớ cho nhiều chuyện xôn xao đồn đại, trong hoàng tộc, làm cho Khải Định phải đau đầu, song ông phải cắn rǎng chịu đựng. Đối với những bà vợ, phải công nhận là Khảí Định đã cố gắng giữ được ân tình. Bà vợ họ Trương ngày xưa bị ông bắt về xin bố mẹ tiền, sống với ông không có hạnh phúc từ thuở thiếu thời, ông vẫn giành cho cái chức Hoàng quý phi dù bà đã dứt tình đi tu. Bà Hoàng Thị Cúc, dù xuất thân là con người dân dã, không được cưới hỏi một cách đàng hoàng, đã sinh được Vĩnh Thụy, nên được ông giành cho tất cả quyền lợi, để sau này thành bà Từ Cung, đóng vai trò mẫu nghi thiên hạ. Dư luận dân chúng còn bất bình với Khải Định về trang phục của ông. Khải Định ǎn mặc quần áo rất lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa. Chít khǎn vàng, đội non, đeo hạt xoàn của phụ nữ. Trên báo chí đương thời, đã có những bài thơ đả kích lối ǎn mặc này.
đang nạp các trang xem trước