tailieunhanh - MARKETING TRỰC TIẾP VÀ VIỆC ỨNG DỤNG VÀO VIỆT NAM PHẦN 3

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜ NG ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TIẾP TẠ I VIỆT NAM. Có thể nói rằng, marketing trực tiêp đã và đang được các doanh nghiệp khắp nơi trên thê giới áp dụng | 139 CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM Có thể nói rằng marketing trực tiếp đã và đang được các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới áp dụng . Một số căn cứ đề xuất giải pháp tăng cường ứng dụng marketing trực tiếp tại Việt Nam . Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020 Qua hơn 20 năm đổi mới hệ thống pháp luật chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đã và đang được xây dựng tương đối đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước đã đổi mới một cách đáng kể từng bước tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật kế hoạch cơ chế chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng từng bước phát triển đồng bộ cùng với kiến trúc thượng tầng cơ chế quản lý thị trường cũng đã và đang được thực hiện theo cơ chế mới. Các thị trường hàng hoá phát triển với quy mô lớn tốc độ cao các thị trường dịch vụ lao động khoa học và công nghệ bất động sản được hình thành và dần hoàn thiện. Các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường thu ngân sách tăng trên 18 năm chi cho đầu tư phát triển bình quân chiếm khoảng 30 tổng chi ngân sách. Quan hệ tiền - hàng cơ bản hợp lý bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và đời sống giá tiêu dùng bình quân hàng năm tăng thấp hơn mức tăng GDP. Đó là những cơ sở tốt cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng của mình. Tuy nhiên để nhanh chóng thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm bởi không ít khó khăn đang chờ đón họ phía trước. Thứ nhất vấn đề phân phối thu nhập chưa đồng đều phần .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN