tailieunhanh - Tiểu Luận " Kinh tế địa lý Việt Nam "
Với vị trí địa lý như trên và với thực trạng nền kinh tế của các nước trong khu vực đã và đang tạo ra cho Việt Nam nhưng lợi thế quan trọng và cơ hội lớn trong việc hợp tác và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế- xã hội. Đồng thời tranh thủ tối đa nguồn vốn, kỹ thuật – công nghệ tiên tiến và hiện đại từ các nước trong khu vực, xuất nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thế mạnh của nước ta | xu hướng bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo vẫn đang ngày càng rõ rệt tại Việt Nam, thể hiện qua hệ số Gini tăng dần theo thời gian: từ 0,35 năm 1993 lên 0,43 năm 2006. Thực tế cho thấy tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo đang có xu hướng giảm và bất bình đẳng lại tăng lên tương ứng. Năm 1990, sự cách biệt của 20% số hộ giàu nhất và 20% số hộ nghèo nhất chỉ là 4,1 lần; nhưng con số đã tăng lên 8,37 vào năm 2006. Khoảng cách nông thôn – thành thị, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước ngày càng lớn. Thực trạng trên trước hết cho thấy sự tồn tại của hai vấn đề: một là chênh lệch chính của một bộ phận người giàu và tình trạng nghèo khó của một bộ phận người nghèo; hai là sự điều tiết của Nhà nước bằng nhiều biện pháp như thuế thu nhập, chính sách phân phối, chính sách xã hội cần làm tốt hơn. Phân tích sâu hơn, chúng ta có thể thấy mặc dù kinh tế có bước tăng trưởng cao trong những năm qua, nhưng hiệu quả của nó tác động đến người nghèo lại giảm tương đối so với các tầng lớp có thu nhập cao. Theo một kết quả nghiên cứu, người nghèo không được hưởng đầy đủ các kết quả của quá trình tăng trưởng. Nếu tăng trưởng kinh tế tăng 10 điểm phần trăm, thì người nghèo chỉ có thể được hưởng lợi khác số đó. Trái lại, nhóm các hộ giàu có thể khai thác nhiều hơn cơ hội tăng trưởng cho phúc lợi của mình. Kết quả là, trong khi tăng trưởng kinh tế góp phần to lớn vào xóa đói giảm nghèo, thì chính nó lại gia tăng thêm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, do thành quả tăng trưởng không được chia sẻ một cách đồng đều mà theo hướng có lợi cho nhóm người vốn đã có cuộc sống dư dật, khá giả hơn. ở đây có sự đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và công bằng xã hội. Sở dĩ có tình trạng trên là do tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tập trung vào các ngành đòi hỏi vốn cao, ít lao động và lao động có trình độ cao, điều này chắc chắn tác động trực tiếp đến người nghèo, những người mà bản thân ít vốn liếng, tri thức và trình độ cao để tham gia vào các ngành sản xuất đó. Các chính sách bảo hộ, thay thế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giá cả sản xuất đối với hàng triệu người nghèo. Cơ hội việc làm, thu nhập, tiếp cận thông tin, tri thức của người nghèo vì thế ngày càng thấp – điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong những năm tiếp theo.
đang nạp các trang xem trước