tailieunhanh - Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong mùa lạnh cho trẻ

Cần theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách. Vào mùa lạnh, nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi nước trong và kèm theo ho, thở nhanh bất thường các bà mẹ nên thận trọng, vì có thể bé đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây biến chứng viêm phổi. Theo dõi trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính thường có một trong các triệu chứng: ho,. | Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong mùa lạnh cho trẻ Cần theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách. Vào mùa lạnh nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi sốt nhẹ hắt hơi sổ mũi nước trong và kèm theo ho thở nhanh bất thường. các bà mẹ nên thận trọng vì có thể bé đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây biến chứng viêm phổi. Theo dõi trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính thường có một trong các triệu chứng ho sốt khó thở thở nhanh hoặc thở khác thường đau họng chảy nước mũi và chảy mủ tai. Trong đó ho là triệu chứng hay gặp nhất. Thông thường ho hay kèm theo sốt cũng có nhiều trẻ nhỏ bị viêm phổi nặng nhưng không sốt . Đa số trẻ bị ho sốt chảy nước mũi là do cảm cúm hoặc cảm lạnh bệnh sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần mà không phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên một số trẻ trong nhóm này có thể bị viêm phổi. Khi bị viêm phổi nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ nặng lên rất nhanh và có thể dẫn đến tử vong còn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Một trẻ được coi là viêm phổi khi có ho và thở nhanh vì khi phổi bị viêm sự trao đổi oxy ở phổi trở nên khó khăn hơn nên cơ thể rất dễ thiếu oxy. Trẻ phản ứng lại tình trạng này bằng cách tăng nhịp thở lên. Cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể dễ dàng đánh giá nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo để quan sát sự di động của lồng ngực hoặc bụng. Nếu trẻ thở nhanh sự di động đó sẽ nhanh hơn những ngày trẻ bình thường. Điều quan trọng là phải quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ. Nếu có đồng hồ với kim giây ta có thể để đồng hồ gần bụng hoặc ngực của trẻ và đếm nhịp thở trong vòng 1 phút. Một trẻ có tình trạng thở nhanh nếu ta đếm được - 40 lần phút trở lên đối với trẻ 1 - 5 tuổi. - 50 lần phút trở lên đối với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi. - 60 lần phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi. Nếu không thể đếm được nhịp thở của trẻ hoặc không thể phân biệt được trẻ có thở nhanh hơn ngày thường hay không bà mẹ có thể .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN