tailieunhanh - Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 31)

Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần 31) Năng lực lãnh đạo và Mô hình OODA OODA là tập hợp viết tắt của các khái niệm Quan sát (Observe), Định hướng (Orient), Quyết định (Decide) và Hành động (Act). Mô hình OODA dạng “bánh xe” được tướng John Boyd thuộc Không lực Hoa Kỳ (USAF) xây dựng và phát triển. Khi tướng John Boyd lần đầu tiên giới thiệu khái niệm về “Bánh xe OODA” (Quan sát - Định hướng - Quyết định - Hành động) từ đầu những năm 1950 của thế kỷ trước, ông chỉ đề cập đến. | Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty Phần 31 Năng lực lãnh đạo và Mô hình OODA OODA là tập hợp viết tắt của các khái niệm Quan sát Observe Định hướng Orient Quyết định Decide và Hành động Act . Mô hình OODA dạng bánh xe được tướng John Boyd thuộc Không lực Hoa Kỳ USAF xây dựng và phát triển. Khi tướng John Boyd lần đầu tiên giới thiệu khái niệm về Bánh xe OODA Quan sát - Định hướng - Quyết định - Hành động từ đầu những năm 1950 của thế kỷ trước ông chỉ đề cập đến khả năng sẵn có bên trong mỗi phi công lái máy bay chiến đấu- những khả năng cho phép họ giành thắng lợi mỗi khi xung trận. Mô hình OODA giờ đây vẫn còn được áp dụng rộng rãi trong lực lượng Hải quân Mỹ cũng như khá nhiều các tổ chức khác. Cơ sở lập luận chủ yếu của tác giả mô hình OODA là quá trình ra quyết định được coi như kết quả của những hành vi lý trí. Các vấn đề được xem xét theo thứ tự trong một vòng xoay bao gồm Quan sát Observation Định hướng Orientation Quyết định Decision và Hành động Action Quan sát - Observation Xem xét môi trường xung quanh đồng thời thu thập tất cả những thông tin có thể. Định hướng - Orientation Vận dụng những thông tin có được để tạo dựng một sự hình dung khái quát về toàn bộ hoàn cảnh và sự kiện đang diễn ra. Quá trình này đồng nghĩa với việc sắp xếp dữ liệu để tổng hợp thành thông tin cần thiết. Khi lượng thông tin được tiếp nhận đã đủ lớn và đạt đến một ngưỡng nhất định bạn sẽ bắt đầu tháo dỡ những quan niệm hay hình ảnh cũ để tạo ra những hình ảnh mới. Cần chú ý rằng những con người khác nhau sẽ cần đến những mức độ thông tin chi tiết khác nhau để lĩnh hội cùng một sự kiện. Đôi khi chúng ta vẫn chủ quan nghĩ rằng nguyên nhân làm cho những người không thể đưa ra được những quyết định chuẩn xác là bởi họ là những người yếu kém trong việc ra quyết định - điều này tương tự như việc bạn cho rằng lý do mà một vài người không thể lái xe là vì họ là những người lái xe tồi. Tuy nhiên nguyên nhân thực sự khiến cho đa số những người đưa ra các quyết định không hợp lý là do .