tailieunhanh - Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt –Lưu Quang Vũ-phần11

Từ sự so sánh về quan điểm triết lý giữa truyện cổ dân gian “Hồn Trương Ba, da Hàng thịt” và vở kịch cùng tên của Lưu Quang Vũ, bài viết đã nêu lên những nét mới, rất có ý nghĩa trong tác phẩm của nhà soạn kịch nổi tiếng này. Nếu cốt truyện dân gian chỉ đơn giản đề cao, tuyệt đối hoá vai trò của linh hồn đối với thể xác | Kiến thức lớp 12 Hồn Trương Ba da hàng thịt -Lưu Quang Vũ-phần11 Triết lý sống trong Hồn Trương Ba da hàng thịt HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT TỪ TRUYỆN CỔ DÂN GIAN ĐẾN KỊCH BẢN CỦA LƯU QUANG VŨ SỰ PHÁT TRIÊN CỦA MỘT TRIẾT LÝ SỐNG Từ sự so sánh về quan điểm triết lý giữa truyện cổ dân gian Hồn Trương Ba da Hàng thịt và vở kịch cùng tên của Lưu Quang Vũ bài viết đã nêu lên những nét mới rất có ý nghĩa trong tác phẩm của nhà soạn kịch nổi tiếng này. Nếu cốt truyện dân gian chỉ đơn giản đề cao tuyệt đối hoá vai trò của linh hồn đối với thể xác thì đến vở kịch của Lưu Quang Vũ vấn đề đã được ông đào sâu mở rộng và phát triển hơn rất nhiều. Ông có quan niệm khác về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác - đó là mối quan hệ hữu cơ tác động lẫn nhau. Hơn nữa ông còn mở rộng tầm triết lý sang cả những vấn đề nhân sinh khác như vấn đề xung đột giữa nhu cầu tự nhiên và nhân cách vấn đề đấu tranh trong bản thân mỗi con người để hoàn thiện nhân cách làm người . Vở kịch của Lưu Quang Vũ vì thế không chỉ là thành quả to lớn của nền kịch nói hiện đại Việt Nam mà còn là một đóng góp đặc sắc của ông vào quan niệm triết lý nhân sinh nói chung. Trong bài viết này chúng tôi không so sánh một cách toàn diện giữa một truyện cổ dân gian và một vở kịch dài hiện đại cũng không so sánh về toàn bộ nội dung tư tưởng mà chỉ so sánh về tư tưởng triết học - phần cốt lõi của cả hai tác phẩm. Truyện cổ dân gian Ngày xưa có một người tên là Trương Ba người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất giỏi. Nước cờ của anh dễ thường thiên hạ không có người nào địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp nước sang đến tận Giang Nam. Buổi ấy ở Trung Quốc có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba Kỵ Như liền khăn gói sang Nam tìm đến nhà địch thủ. Hai người đọ tài nhau trong mấy ván vẫn không phân thua được. Nhưng đến ván thứ ba Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí. Thấy đối phương vò đầu suy nghĩ Trương Ba kiêu hãnh bảo