tailieunhanh - Lý thuyết và bài tập ôn thi CĐ ĐH môn Hóa - Chương 12

Tham khảo tài liệu 'lý thuyết và bài tập ôn thi cđ đh môn hóa - chương 12', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | PHẦN III. HÓA HỌC HỮU CƠ CHƯƠNG XII. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ Hoá học hữu cơ là một ngành khoa học nghiên cứu về thành phần cấu tạo tính chất ứng dụng của các hợp chất hữu cơ và các quá trình biến đổi phản ứng của chúng. Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của cacbon trừ CO CO2 axit cacbonic và các muối cacbonat. I. Những đặc điểm của hợp chất hữu cơ - Số lượng rất lớn so với hợp chất vô cơ hiện nay đã biết khoảng dưới 1 triệu hợp chất vô cơ và khoảng 7 triệu hợp chất hữu cơ do hiện tượng đồng phân đồng đẳng gây ra. - Đa số hợp chất hữu cơ mang đặc tính liên kết cộng hoá trị không tan hoặc rất ít tan trong nước tan trong dung môi hữu cơ. - Đa số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và kém bền nhiệt so với hợp chất vô cơ. - Có thể phân loại và sắp xếp các hợp chất hữu cơ thành những dãy đồng đẳng có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự . - Hiện tượng đồng phân rất phổ biến đối với các hợp chất hữu cơ nhưng rất hiếm đối với các hợp chất vô cơ. - Tốc độ phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm so với hợp chất vô cơ và không hoàn toàn theo một hướng nhất định. - Nhiều hợp chất hữu cơ là thành phần cơ bản của động vật và thực vật. II. Thuyết cấu tạo hoá học Thuyết cấu tạo hoá học do nhà bác học Nga Butlêrôp đề ra năm 1861 gồm 4 luận điểm chính. 1. Trong phân tử các nguyên tử liên kết với nhau theo một thứ tự xác định phù hợp với hoá trị của chúng. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hoá học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó sẽ tạo ra chất mới có những tính chất mới. Ví dụ Rượu etylic và ete metylic đều có công thức phân tử C2H6O nhưng chúng có cấu tạo khác nhau. CH3 - CH2 - OH CH3 - O - CH3 Rượu etylic Ete metylic 2. Tính chất của các hợp chất không những phụ thuộc vào thành phần nguyên tố mà còn phụ thuộc vào số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Ví dụ - Phụ thuộc vào thành phần nguyên tố CH4 chất khí có tính chất khác CCl4 chất lỏng . - Phụ thuộc số lượng nguyên tử C2H6 có tính chất khác C2H4. - Phụ thuộc thứ tự liên kết giữa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN