tailieunhanh - KINH BIỆT VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 1)
Mười hai kinh biệt được xếp chung vào nhóm kinh mạch. Tuy nhiên nó tạo thành hệ thống đường đặc biệt (gọi là lục hợp) xuất phát từ kinh chính. A. HỆ THỐNG ĐẶC BIỆT VỀ LỤC HỢP Chương 41, sách Linh khu mô tả lục hợp cấu thành hệ thống kinh biệt như sau: - Túc thái dương (Bàng quang) và túc thiếu âm (Thận) hợp nhau ở dưới thấp (ở nhượng chân) và ở trên (vùng ót gáy). - Túc thiếu dương (Đởm) và túc quyết âm (Can) hợp nhau ở xương mu. - Túc dương minh (Vị) và túc. | KINH BIỆT VÀ CÁCH VẬN DỤNG Kỳ 1 I. ĐẠI CƯƠNG Mười hai kinh biệt được xếp chung vào nhóm kinh mạch. Tuy nhiên nó tạo thành hệ thống đường đặc biệt gọi là lục hợp xuất phát từ kinh chính. A. HỆ THỐNG ĐẶC BIỆT VỀ LỤC HỢP Chương 41 sách Linh khu mô tả lục hợp cấu thành hệ thống kinh biệt như sau - Túc thái dương Bàng quang và túc thiếu âm Thận hợp nhau ở dưới thấp ở nhượng chân và ở trên vùng ót gáy . - Túc thiếu dương Đởm và túc quyết âm Can hợp nhau ở xương mu. - Túc dương minh Vị và túc thái âm Tỳ hợp nhau ở bẹn. - Thủ thái dương Tiểu trường và thủ thiếu âm Tâm hợp nhau ở khóe mắt trong. - Thủ thiếu dương Tam tiêu và thủ quyết âm Tâm bào hợp nhau ở dưới xương chũm. - Thủ dương minh Đại trường và thủ thái âm Phế hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể. B. VAI TRÒ SINH LÝ 1. Các kinh biệt hỗ trợ những đường kinh chính ở bên trong cơ thể Các kinh biệt sau khi từ kinh chính phân ra kinh âm đa số đi hướng về kinh dương và hội họp ở đây và như vậy nó làm tăng thêm mối quan hệ biểu lý của các kinh âm và kinh dương trong cơ thể nó làm các đường kinh chính mạnh lên bằng cách nối với các kinh dương. Các kinh biệt đều xuất phát từ các khớp lớn đi vào trong bụng trong ngực để đến các tạng phủ sau đó chúng xuyên qua tâm để nối ra mặt cổ hay gáy và nối với các đường kinh dương. Hệ thống nối này giải thích sự việc 12 đường kinh chính không tùy thuộc duy nhất vào hệ thống của chính nó mà còn phụ thuộc vào hệ thống vào ra ly hợp của các đường kinh biệt. Sự sắp xếp tổ chức của những hệ thống sau này phức tạp hơn hệ thống ở chân và tay. Nói khác đi các hoạt động sinh lý của cơ thể không chỉ tùy thuộc 12 đường kinh chính mà cả với kinh biệt. Kinh biệt có vai trò hỗ trợ phụ bù cho các kinh chính. Các vùng không có kinh chính đi qua sẽ chịu sự kiểm soát của kinh biệt. Thông qua sự phân bố và tuần hành 12 kinh biệt chúng ta thấy chúng tăng cường sự quan hệ giữa các bộ vị trong nội tạng của toàn bộ kinh .
đang nạp các trang xem trước