tailieunhanh - Giải mã bí ẩn Bãi đá cổ Sa Pa

Gần nửa thế kỷ qua, có một nhà nghiên cứu đã dành trọn tâm huyết để đi tìm lời giải cho những bí ẩn của Bãi đá cổ Sa Pa. Những ký tự, những hình vẽ được khắc sâu vào đá, một thời từng được cho là “tử ngữ” giờ đã bắt đầu có lời giải. Và điều bất ngờ là ông đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa những ký tự này và nền văn hóa huy hoàng một thời - Văn hóa Đông Sơn. . | Giải mã bí ẩn Bãi đá cổ Sa Pa Nguồn Vietnamnet Gần nửa thế kỷ qua có một nhà nghiên cứu đã dành trọn tâm huyết để đi tìm lời giải cho những bí ẩn của Bãi đá cổ Sa Pa. Những ký tự những hình vẽ được khắc sâu vào đá một thời từng được cho là tử ngữ giờ đã bắt đầu có lời giải. Và điều bất ngờ là ông đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa những ký tự này và nền văn hóa huy hoàng một thời - Văn hóa Đông Sơn. Vốn không phải là người nghiên cứu chuyên về Bãi đá cổ Sa Pa công việc mà GS Lê Trọng Khánh dành cả đời để theo đuổi đó là nghiên cứu về chữ Việt cổ. Bắt đầu từ năm 1986 ông đã cho công bố nhiều công trình nghiên cứu của mình trong đó phải kể đến cuốn sách Sự hình thành và phát triển của chữ Việt cổ . Khi đó công trình nghiên cứu này được dư luận đặc biệt quan tâm và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Nga Pháp. Cũng vì nghiên cứu về chữ Việt cổ nên một tư liệu đặc biệt như Bãi đá cổ Sa Pa đã thu hút được sự quan tâm hàng đầu của ông. Những ngày mới bắt tay vào nghiên cứu ông gần như trở thành một người dân của Sa Pa. Những hình đồ họa trên Bãi đá cổ Sa Pa Dọc theo thung lũng Mường Khoa từ xã Tả Văn đến Lý Xeo Chải nơi có những khối đá lớn những hình thù kỳ lạ in sâu vào đá ông thuộc như lòng bàn tay. Vốn là giáo viên dạy sử của trường Đại học Tổng hợp cũ ông được tiếp xúc nhiều với các hiện vật khảo cổ. Rồi ông nhận ra rằng trên những chiếc rìu đồng ấn đồng hay trống đồng đều có những ký tự giống hệt với những ký tự in trên vách đá ở Sa Pa. Chính phát hiện này đã mở đường cho các công trình nghiên cứu sau này của ông. Những hình họa trên vách đá ở Sa Pa và trên các hiện vật đồng Đông Sơn còn được so sánh đối chiếu để tìm sự logic với chữ Thái cổ những văn tự thắt gút của người Chăm Hre ở Nghĩa Bình. Kết quả mà ông thu được nằm ngoài dự kiến ông đã tìm ra rằng ở Bãi đá cổ Sa Pa có 2 loại chữ viết. Một là chữ đồ họa các chữ đồ họa thường miêu tả cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược cùng những hoạt động lớn của xã hội lúc bấy giờ. Điểm đặc biệt nhất của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.