tailieunhanh - KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN part 4

Chương 4: Sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản + Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Nó biểu hiện dưới các hình thức của số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. . | Chương 4 Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Nó biểu hiện dưới các hình thức của số lượng máy móc nguyên liệu năng lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Cấu tạo giá trị của tư bản c v là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến hay giá trị của tư liệu sản xuất và tư bản khả biến hay giá trị của sức lao động cần thiết để tiến hành sản xuất. Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi. C. Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. - Do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Điều đó biểu hiện ở chỗ bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm xuốn một cách tương đối. . Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng. - Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích luỹ của từng nhà tư bản riêng rẽ. Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mặt khác khối lượng giá trị thặng dư tăng thêm lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản mạnh hơn. Ví dụ một tư bản có quy mô 500 đơn vị tiền tệ sau một thời kỳ hoạt động thu được lượng giá trị thặng dư là 100 đơn vị tiền tệ và được nhà tư bản tích luỹ 50 đơn vị tiền tệ để tăng quy mô vốn ban đầu thành 550 đơn vị tiền tệ . Khi đó ta nói có hiện tượng tích luỹ tư bản. - Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN