tailieunhanh - VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Bản chất của “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam Trên thực tế, lý luận về mô hình thể chế kinh tế thị trường ở các quốc gia hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp. Hầu như không thể tìm được hai quốc gia nào có hệ thống thể chế kinh tế hoàn toàn giống nhau và cũng không thể áp dụng mô hình thể chế kinh tế thị trường của nước này cho nước khác. Vì vậy, mỗi một quốc gia phải tự chủ động nghiên cứu, tìm tòi. | VỀ XÂY DỰNG THẺ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TS. LÊ XUÂN BÁ - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 1. Bản chất của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Trên thực tế lý luận về mô hình thể chế kinh tế thị trường ở các quốc gia hết sức đa dạng phong phú và phức tạp. Hầu như không thể tìm được hai quốc gia nào có hệ thống thể chế kinh tế hoàn toàn giống nhau và cũng không thể áp dụng mô hình thể chế kinh tế thị trường của nước này cho nước khác. Vì vậy mỗi một quốc gia phải tự chủ động nghiên cứu tìm tòi mô hình thể chế riêng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể về kinh tế xã hội chính trị truyền thống văn hóa. của quốc gia mình dân tộc mình và xu thế khách quan của thời đại. Ở Việt Nam mô hình thể chế kinh tế do Đảng khởi xướng và lãnh đạo thực hiện đã có những thay đổi lớn cùng với những đổi mới trong hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Sau 20 năm đổi mới nhận thức của Đảng Nhà nước và nhân dân ta về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ngày càng trở nên sáng tỏ. Những nét cơ bản của một hệ thống lý luận về mục tiêu và bản chất của một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường tự do cạnh tranh nhưng vẫn bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa đã bước đầu được hình thành trong đó bước đầu đã xác định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh . Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN