tailieunhanh - TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI

Hiện nay, việc thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai lại là một hình thức thế chấp khá phổ biến hiện nay ở các NHTM và nhiều Ngân hang gặp vướng mắc trong việc đăng ký GDBD đối với tài sản hình thành trong tương lai. Trong phạm vi bài viết này tác giả mong muốn một phần đóng góp, chia sẻ kiến thức pháp luật về vấn đề trên. Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị định 163/2006; Điều 342BLDS 2005; 07/2003/TTNHNN; điều 46, 47 luật công chứng 2006; Công văn so 2057/BTP-HCTP I. Khái niệm | TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI NGUYỄN TIẾN MẠNH - HC 29A- ĐHL TP HCM Hiện nay việc thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai lại là một hình thức thế chấp khá phổ biến hiện nay ở các NHTM và nhiều Ngân hang gặp vướng mắc trong việc đăng ký GDBD đối với tài sản hình thành trong tương lai. Trong phạm vi bài viết này tác giả mong muốn một phần đóng góp chia sẻ kiến thức pháp luật về vấn đề trên. Cơ sở pháp lý Điều 4 Nghị định 163 2006 Điều 342BLDS 2005 07 2003 TT-NHNN điều 46 47 luật công chứng 2006 Công văn so 2057 BTP-HCTP I. Khái niệm. 1. Định nghĩa Theo quy định tại Điều 342 của Bộ luật dân sự thì tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai. Và theo định nghĩa tại Nghị định 163 2006 NĐ-CP ngày 29 12 2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm thì Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm . 2. Đặc điểm. - Là tài sản Tài sản bao gồm vật tiền giấy tờ có giá và các quyền tài sản điều 163 BLDS - Thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết - Bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm II. Điều kiện để tài sản bảo đảm trong phạm vi ở đây chỉ nói đến cầm cố và thế chấp thực hiện nghĩa vụ dân sự được thể hiện ở các vấn đề cơ bản sau điều 4 nghị định 163 2006 . Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch. 1. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN