tailieunhanh - KINH TẾ THỊ TRƯỜNG QUA CÁC BƯỚC ĐỔI MỚI TƯ DUY

Trước đổi mới, chúng ta coi kinh tế xã hội chủ nghĩa và kinh tế tư bản chủ nghĩa (hay kinh tế thị trường) là hai phương thức kinh tế khác nhau về bản chất và đối lập với nhau cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối và mục đích phát triển. Kinh tế xã hội chủ nghĩa vận động theo các quy luật của chủ nghĩa xã hội, còn kinh tế tư bản chủ nghĩa thì vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản (tất nhiên trong khi nói. | KINH TẾ THỊ TRƯỜNG QUA CÁC BƯỚC ĐỔI MỚI TƯ DUY Trước đổi mới chúng ta coi kinh tế xã hội chủ nghĩa và kinh tế tư bản chủ nghĩa hay kinh tế thị trường là hai phương thức kinh tế khác nhau về bản chất và đối lập với nhau cả về chế độ sở hữu chế độ quản lý chế độ phân phối và mục đích phát triển. Kinh tế xã hội chủ nghĩa vận động theo các quy luật của chủ nghĩa xã hội còn kinh tế tư bản chủ nghĩa thì vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản tất nhiên trong khi nói đến kinh tế kế hoạch chúng ta cũng đã từng nói đến hạch toán và kinh doanh xã hội chủ nghĩa vận dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ coi lợi ích vật chất và khuyến khích vật chất là một động lực của sự phát triển . Sau đổi mới tư duy của chúng ta về kinh tế có nhiều sự phát triển so với trước. Nhìn khái quát đã có những sự thay đổi lớn như sau - Từ quan niệm chủ nghĩa xã hội chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu về tất cả các tư liệu sản xuất bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể đã đi đến quan niệm nền kinh tế của ta hiện nay và sau này có ba chế độ sở hữu cơ bản là toàn dân tập thể tư nhân trên cơ sở đó hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế khác nhau như kinh tế nhà nước kinh tế tập thể kinh tế tư nhân cá thể tiểu chủ tư bản tư nhân kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. - Từ quan niệm cho rằng để xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải nhanh chóng hoàn thành việc cải tạo kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể tiểu chủ là những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa đã đến quan niệm rằng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất còn cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới nhất thiết phải phù hợp với từng bước phát triển của lực lượng sản xuất. - Từ quan niệm hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể với việc xóa bỏ nhanh chóng các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa ngay từ đầu đã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân đã đi đến quan niệm rằng muốn cho hai thành

TỪ KHÓA LIÊN QUAN