tailieunhanh - Những định hướng lãnh đạo (phần 2)
Người ta có thể phân tích phong cách lãnh đạo dựa trên mức độ đóng góp mà nhà lãnh đạo có được từ phía cấp dưới trong quá trình giải quyết vấn đề hay đưa ra quyết định. Trước mỗi tình huống khác nhau, nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo khác nhau và họ sử dụng cả hai phong cách cho từng trường hợp cụ thể. | Những định hướng lãnh đạo phần 2 Người ta có thể phân tích phong cách lãnh đạo dựa trên mức độ đóng góp mà nhà lãnh đạo có được từ phía cấp dưới trong quá trình giải quyết vấn đề hay đưa ra quyết định. Trước mỗi tình huống khác nhau nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo khác nhau và họ sử dụng cả hai phong cách cho từng trường hợp cụ thể. Cùng tham gia hay chỉ thị Từ những năm 1980 có một phong cách lãnh đạo đã bắt đầu phổ biến đó là phong cách nhà lãnh đạo khuyến khích sự tham gia của nhân viên trước mỗi vấn đề và cùng đưa ra quyết định. Qua việc nhận được và suy xét những ý kiến đóng góp của nhân viên người lãnh đạo có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn thông tin nhiều dữ liệu kinh nghiệm và ý kiến hơn. Phong cách cùng tham gia có thể xuất hiện khi nhà lãnh đạo hoặc là ủy quyền toàn bộ trách nhiệm phải thực thi nhiệm vụ hoặc là cho phép nhân viên cùng tham gia quá trình giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Một loại hình cùng tham gia hạn chế hơn được sử dụng khi nhà lãnh đạo thảo luận nhiệm vụ với nhân viên nhưng sẽ là người cuối cùng đưa ra quyết định sẽ phải làm gì. Bằng cách sử dụng phong cách lãnh đạo cùng tham gia người lãnh đạo không hề từ bỏ trách nhiệm trong công việc nhưng vẫn trao cho nhân viên quyền được giúp đỡ lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn để công việc được tiến hành một cách hiệu quả nhất. Cùng tham gia là phong cách đặc biệt hiệu quả trong những môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng hoặc ít cơ cấu. Nhà lãnh đạo có định hướng chỉ thị sẽ quyết định cần phải làm gì và trao đổi điều này với nhân viên. Họ có thể có hoặc không giải thích lý do tại sao họ lựa chọn phương án đó và họ có thể sử dụng những kỹ thuật thuyết phục để tìm ra lý lẽ ủng hộ cho những chỉ thị của họ. Những nhà lãnh đạo này giả định một cách chuyên quyền rằng bởi vì họ biết câu trả lời chính xác là gì nên việc thăm dò ý kiến nhân viên là không cần thiết. Họ có thể hợp lí hóa việc sử dụng phong cách chỉ thị bằng cách trích dẫn những vấn đề tồn tại bên trong tổ chức như trình độ học
đang nạp các trang xem trước