tailieunhanh - Chương 2. Biểu thức trong chương trình C++

Tài liệu tham khảo về Chương trình C++ | Chương 2. Biểu thức Chương này giới thiệu các toán tử xây dựng sẵn cho việc soạn thảo các biểu thức. Một biểu thức là bất kỳ sự tính toán nào mà cho ra một giá trị. Khi thảo luận về các biểu thức chúng ta thường sử dụng thuật ngữ ước lượng. Ví dụ chúng ta nói rằng một biểu thức ước lượng một giá trị nào đó. Thường thì giá trị sau cùng chỉ là lý do cho việc ước lượng biểu thức. Tuy nhiên trong một vài trường hợp biểu thức cũng có thể cho các kết quả phụ. Các kết quả này là sự thay đổi lâu dài trong trạng thái của chương trình. Trong trường hợp này các biểu thức C thì khác với các biểu thức toán học. C cung cấp các toán tử cho việc soạn thảo các biểu thức toán học quan hệ luận lý trên bit và điều kiện. Nó cũng cung cấp các toán tử cho ra các kết quả phụ hữu dụng như là gán tăng và giảm. Chúng ta sẽ xem xét lần lượt từng loại toán tử. Chúng ta cũng sẽ thảo luận về các luật ưu tiên mà ảnh hưởng đến thứ tự ước lượng của các toán tử trong một biểu thức có nhiều toán tử. . Toán tử toán học C cung cấp 5 toán tử toán học cơ bản. Chúng được tổng kết trong Bảng . Bảng Các toán tử toán học. Toán tử Tên Ví dụ Cộng 12 cho - Trừ - 4 cho Nhân 2 cho Chia 9 cho Lấy phần dư 13 3 cho 1 Ngoại trừ toán tử lấy phần dư thì tất cả các toán tử toán học có thể chấp nhận pha trộn các toán hạng số nguyên và toán hạng số thực. Thông thường nếu cả hai toán hạng là số nguyên sau đó kết quả sẽ là một số Chương 2 Biểu thức 17 nguyên. Tuy nhiên một hoặc cả hai toán hạng là số thực thì sau đó kết quả sẽ là một số thực real hay double . Khi cả hai toán hạng của toán tử chia là số nguyên thì sau đó phép chia được thực hiện như là một phép chia số nguyên và không phải là phép chia thông thường mà chúng ta sử dụng. Phép chia số nguyên luôn cho kết quả nguyên có nghĩa là luôn được làm tròn . Ví dụ 9 2 được 4 không phải là -9 2 được -5 không phải là -4 Các phép chia số nguyên không xác định thường là các lỗi lập trình chung. Để thu được một phép chia số .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN