tailieunhanh - 15 lời khuyên cho một buổi thuyết trình

1. Chuẩn bị thật kỹ càng: Bạn nên tìm hiểu về đối tượng sẽ tham dự buổi thuyết trình để có cách ăn mặc ấn tượng và phù hợp, cũng như chuẩn bị về tâm lý và tác phong giao tiếp. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng một nền tảng kiến thức sâu rộng mới tạo nên sức mạnh của người thuyết trình. | 15 lời khuyên cho một buổi thuyết trình 1. Chuẩn bị thật kỹ càng Bạn nên tìm hiểu về đối tượng sẽ tham dự buổi thuyết trình để có cách ăn mặc ấn tượng và phù hợp cũng như chuẩn bị về tâm lý và tác phong giao tiếp. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng một nền tảng kiến thức sâu rộng mới tạo nên sức mạnh của người thuyết trình. 2. Hãy biết tạo cầu nối giữa người thuyết trình với thính giả Đây là điều mà khách hàng và nhà đầu tư đánh giá rất cao ở bạn. Thông thường trong một buổi thuyết trình bạn quá chăm chú với việc chuyển tải các nội dung căn bản còn khán giả họ lại kiếm tìm ở bạn những giá trị khác có thể gây thiện cảm và tạo niềm tin cho họ. Bởi vậy bạn không nên quá cứng nhắc mà hãy giao lưu với khán giả qua ánh mắt và cử chỉ thân thiện cũng như những ngôn từ giản dị dễ hiểu pha chút hài hước nhẹ nhàng. 3. Trình bày ngắn gọn và thuyết phục Đôi khi bạn chỉ có 5 phút cho phần thuyết trình nhưng bạn hãy tự tin là sẽ truyền đạt được thông tin cần thiết do đó không nên xin lỗi khán giả trước hay đề cập đến việc bạn không có nhiều thời gian. Hãy vào đề ngay và chia nhỏ nội dung để bài thuyết trình được mạch lạc. 4. Đi thẳng vào những nội dung quan trọng Đừng nói lan man làm thính giả không hiểu bạn muốn nhấn mạnh vấn đề gì nội dung chủ yếu mà bạn muốn nói đến là gì. Bạn hãy tập trung ngay vào những nội dung quan trọng mà bạn biết chắc chắn sẽ giúp bạn giành được sự chú ý của đối tác cũng như sẽ thôi thúc khách hàng tiềm năng mua sắm sản phẩm của bạn. Cũng không nên níu kéo mọi người để cho phép tôi bổ sung. sau khi buổi thuyết trình đã kết thúc. 5. Điều chỉnh giọng nói Kể cả khi bạn có ít thời gian bạn cũng không nhất thiết phải nói thật nhanh bởi như thế sẽ khiến khán giả khó bắt kịp nội dung chưa kể người nói nhanh hay vô tình tạo cho người nghe cảm giác về sự thiếu trung thực. Có thể bạn sẽ thuyết phục và lôi cuốn khán giả hơn khi bạn nói ở tốc độ vừa phải có giọng điệu tự tin phát âm chuẩn và rõ ràng nhấn mạnh từng từ và xen kẽ một vài khoảng lặng khi bạn muốn mọi người tập