tailieunhanh - Chương 9: Nối trục

Khớp nối là chi tiết máy được tiêu chuẩn hoá tương đối cao. Được dùng để liên kết các trục với nhau, làm nhiệm vụ truyền chuyển động giữa hai trục. Hoặc nối các trục ngắn thành một trục dài. Ngoài ra, khớp nối còn có tác dụng đóng mở các cơ cấu, ngăn ngừa quá tải, giảm tải trọng động, bù sai lệch của các trục. | Chương 9 NỐI TRỤC 1. Khái niệm chung Cấu tạo _ Khớp nối là chi tiết máy được tiêu chuẩn hoá tương đối cao. Được dùng để liên kết các trục với nhau, làm nhiệm vụ truyền chuyển động giữa hai trục. Hoặc nối các trục ngắn thành một trục dài. Ngoài ra, khớp nối còn có tác dụng đóng mở các cơ cấu, ngăn ngừa quá tải, giảm tải trọng động, bù sai lệch của các trục. _ Khớp nối có 3 bộ phận chính (Hình ): + Nửa khớp 1 lắp trên trục I bằng mối ghép then hoặc then hoa, + Nửa khớp 2 lắp trên trục II, bằng mối ghép then hoặc then hoa, + Khâu 3 liên kết hai nửa khớp nối với nhau. Phân loại Khớp nối được phân chia thành 2 nhóm: + Nối trục: là loại khớp nối liên kết cố định hai trục với nhau. Chỉ có thể thực hiện nối, hoặc tách rời 2 trục khi dừng máy. + Ly hợp: là loại khớp nối có thể nối hoặc tháo rời liên kết ngay cả khi trục đang quay. a. Nối trục được chia thành các loại: _ Nối trục chặt. Nối trục loại này chỉ nối được hai trục không có sai lệch vị trí tương quan. Ví dụ, nối trục ống trên Hình . Một số kết cấu của nối trục chặt cho phép hai trục có sai lệch với nhau một lượng nhỏ. Ví dụ, nối trục ống dùng then bán nguyệt, như trên Hình . _ Nối trục bù, là loại nối trục cho phép hai trục có sai lệch vị trí tương quan. Nối trục có khả năng tự lựa theo sai lệch vị trí của các trục để truyền chuyển động. Ví dụ như, nối trục vòng đàn hồi (Hình ). Biến dạng lớn của vòng đàn hồi có tác dụng bù sai lệch vị trí của trục. Hoặc nối trục chốt đàn hồi trên Hình cũng có tác dụng bù sai lệch của trục. _ Nối trục đàn hồi. Trong kết cấu của nối trục, khâu liên kết có khả năng biến dạng đàn hồi lớn, gọi là khâu đàn hồi. Năng lượng va đập, rung động được tích luỹ vào khâu đàn hồi, sau đó giải phóng dần ra. Do đó hạn chế được các chấn động truyền từ trục này sang trục kia. Ví dụ, nối trục chốt đàn hồi (Hình ). Nhiều nối trục đàn hồi đồng thời cũng là nối trục bù. Do biến dạng lớn của khâu đàn hồi, nối trục có khả năng lựa theo các sai lệch của trục để làm việc. Ví dụ, nối trục vòng đàn hồi như trên Hình , vừa có khả năng bù sai lệch trục, vừa có khả năng giảm chấn. b. Ly hợp được chia thành 2 loại: _ Ly hợp thường: là ly hợp được đóng, mở do người sử dụng trực tiếp điều khiển bằng cần gạt, hoặc nút bấm. Loại này được dùng phổ biến và rất đa dạng. Ví dụ như: ly hợp vấu, ly hợp răng, ly hợp đĩa ma sát (Hình ), ly hợp nón ma sát (Hình ). Ly hợp thường dùng để ngắt chuyển động từ động cơ đến bộ phận công tác. _ Ly hợp tự động: Ly hợp thực hiện đóng hoặc mở một cách tự động, theo một điều kiện nhất định được người sử dụng điều chỉnh từ trước. Ly hợp tự động được chia ra thành 3 kiểu: + Ly hợp an toàn, điều kiện để mở ly hợp thông thường là tải trọng. Khi tải trọng vượt quá giá trị cho phép, ly hợp tự động mở, ngắt liên hệ giữa động cơ và bộ phận công tác, đảm bảo an toàn cho động cơ. Ví dụ, ly hợp chốt an toàn trên Hình . + Ly hợp ly tâm, điều kiện để đóng và mở ly hợp là vận tốc góc của trục. Khi trục đạt đến giá trị số vòng quay được điều chỉnh trước, thì ly hợp sẽ tự động đóng lại, hoặc mở ra. Ví dụ, một kiểu ly hợp ly tâm dùng lò xo lá được trình bày trên Hình . + Ly hợp một chiều, điều kiện đóng mở ly hợp là chiều quay của trục. Chuyển động chỉ truyền từ trục sang bạc theo một chiều nhất định. Khi trục quay theo chiều ngược lại, ly hợp sẽ tự động mở ra. Trên Hình trình bày một kiểu ly hợp một chiều. Bải giảng Chi tiết máy Chương 9. Nối trục 1