tailieunhanh - Giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội

Cuộc sống của trẻ không chỉ có gia đình. Bé cần tạo dựng cho mình những mối quan hệ xã hội bên ngoài để thể hiện bản thân và trưởng thành hơn. Ở những bước chập chững vào đời, trẻ sẽ cần nhiều đến sự hỗ trợ từ cha mẹ. Bạn có thể giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp của mình dựa vào những gợi ý sau: | Giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội Cuộc sống của trẻ không chỉ có gia đình. Bé cần tạo dựng cho mình những mối quan hệ xã hội bên ngoài để thể hiện bản thân và trưởng thành hơn. Ở những bước chập chững vào đời trẻ sẽ cần nhiều đến sự hỗ trợ từ cha mẹ. Bạn có thể giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp của mình dựa vào những gợi ý sau Dạy trẻ về phép lịch sự Bạn nên bắt đầu việc dạy dỗ trẻ về phép lịch sự từ những trường hợp ứng xử thông thường trong sinh hoạt hàng ngày như trong bữa ăn tiếp xúc với người thân trong gia đình. .Đây là ý tưởng hay để giúp trẻ rèn luyện cách cư xử tốt đẹp và vui vẻ đối với mọi người. Hãy nói để trẻ hiểu tầm quan trọng của những tính cách tốt và khuyến khích trẻ nghĩ rằng mình là người lịch thiệp. Để làm được điều đó bạn nên bắt đầu từ việc đưa ra những yêu cầu thực tế với trẻ và nhẹ nhàng hướng dẫn để đưa con vào nền nếp. Cho trẻ trẻ tiếp xúc với bạn bè từ sớm Bạn có thể cho con chơi với bạn ngay từ khi bé chập chững biết đi. Vì lúc này trẻ đã có nhu cầu được kết bạn và tiếp xúc rộng rãi hơn với xã hội bên ngoài bên cạnh gia đình của mình. Những buổi đầu trẻ có thể bỡ ngỡ và tỏ ra thiếu tự tin. Bạn nên chú ý đến những biểu hiện tâm lý của trẻ khi chơi với bạn. Bạn có thể giúp bé bằng cách cho phép các trẻ đồng lứa hoặc lớn hơn một chút đến nhà chơi định hướng những trẻ cùng chơi với bé vào những trò chơi hay hoạt động mà con bạn thích và có năng khiếu hoặc cho bé làm bạn với thú cưng. Tuy nhiên bạn cũng có thể trở thành một người bạn cùng chơi tuyệt vời của trẻ. Hãy dành những khoảng thời gian ít biến đổi để chơi đùa cùng con. Đây là cơ hội để bạn hiểu những thiên hướng cá nhân của bé và giúp con định hướng những kỹ năng giao tiếp. Khi bọn trẻ có thể tự chơi với nhau một cách thuận hòa bạn nên để con chơi đùa một cách độc lập. Và nhớ rằng đừng đặt quá nhiều kỳ vọng hay yêu cầu đối với trẻ vì trẻ sẽ cảm thấy áp lực và dễ trở nên tự ti. Thay vào đó hãy lắng nghe quan sát và cố gắng hiểu trẻ. Để trẻ tiếp xúc với những hình mẫu tốt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN