tailieunhanh - Quyết định kinh doanh - những kỹ năng cần biết (Tiếp theo và hết)

Một số kỹ thuật ra quyết định Đừng nghĩ rằng nếu bạn chỉ có 1 hoặc 2 phương án để lựa chọn thì bạn sẽ có thể ra quyết định nhanh chóng hơn. Những người ra quyết định nhanh sẽ hành xử theo cách đã có sẵn nhiều sự lựa chọn và thường là những lựa chọn có giá trị tương đương. Người ra quyết định chậm thường tìm rất ít các lựa chọn, cũng có khi họ chỉ chăm chú vào một lựa chọn và chỉ nghĩ đến các lựa chọn khác khi lựa chọn thứ nhất đã tỏ. | Quyết định kinh doanh - những kỹ năng cần biết Tiếp theo và hết Một số kỹ thuật ra quyết định Đừng nghĩ rằng nếu bạn chỉ có 1 hoặc 2 phương án để lựa chọn thì bạn sẽ có thể ra quyết định nhanh chóng hơn. Những người ra quyết định nhanh sẽ hành xử theo cách đã có sẵn nhiều sự lựa chọn và thường là những lựa chọn có giá trị tương đương. Người ra quyết định chậm thường tìm rất ít các lựa chọn cũng có khi họ chỉ chăm chú vào một lựa chọn và chỉ nghĩ đến các lựa chọn khác khi lựa chọn thứ nhất đã tỏ ra vô vọng. Với cách tiếp cận ấy họ chỉ dựa vào một phân tích sâu nhưng không rộng. Việc đặt ra ít lựa chọn sẽ giúp bạn có lợi rõ rệt về mặt thời gian bởi vì bạn sẽ chỉ phải phân tích 1 2 khả năng thay vì 4 hoặc 5 tình huống khác nhau. Trên thực tế sau khi phân tích sơ bộ bạn sẽ nhận ra sự lựa chọn thích hợp nhất. Mặt khác bằng cách đối chiếu nhiều lựa chọn khác nhau bạn sẽ có thêm niềm tin và giảm nguy cơ bỏ lỡ những giải pháp tốt nhất. Ngoài ra việc nắm chắc các giải pháp khác nhau sẽ đảm bảo cho bạn một lối thoát hiểm bởi nếu thất bại với giải pháp nào đó bạn có thể chuyển ngay sang giải pháp dự trữ. Với vai trò trợ giúp về cấu trúc hình ảnh và thứ tự đặt ra các quyết định 5 kỹ thuật dưới đây có thể được áp dụng cho nhiều dạng quyết định khác nhau 1. Bảng so sánh T-Chart . Đây là sự biểu lộ bằng hình ảnh và theo trật tự về tất cả các đặc tính lựa chọn hoặc một vài điểm nào đó có liên quan tới quyết định. Nó có thể được lập thành danh sách các đặc tính tiêu cực và tích cực của một lựa chọn riêng biệt. Việc phác thảo một biểu đồ như vậy sẽ đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh tích cực và tiêu cực của mỗi định hướng hay quyết định sẽ được đưa vào để xem xét cân nhắc. Trong một dạng thức khác hai lựa chọn tiềm năng sẽ được lên danh sách với những điểm mạnh lý luận hay tác động liệt kê trong đó. Ở đây sẽ có 2 hoặc nhiều lựa chọn có thể được cân nhắc đồng thời danh sách các điểm yếu của từng lựa chọn cũng nên được bổ sung vào. 2. PMI. Chuyên gia kinh tế Edward de Bono đã sắp xếp .