tailieunhanh - Ôn thi đại học môn văn –các tác gia quan trọng
Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong 1 gia đình nông dân làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945. Nam Cao cũng là cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau cách mạng. | Ôn thi đại học môn văn -phần 7 Các tác gia văn học cần chú ý trong kỳ thi Đại học CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009 PHẦN I. CÁC TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM NAM CAO 1915-1951 1. Sự nghiệp văn học 30 dòng a. Nam Cao 1915-1951 tên thật là Trần Hữu Tri sinh ra trong 1 gia đình nông dân làng Đại Hoàng tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945. Nam Cao cũng là cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau cách mạng. b. Sự nghiệp Vhọc của Nam Cao trải dài trên 2 thời kỳ trước và sau CMT 8. - Trước CMT8 sáng tác của tập trung vào 2 đề tài chính cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê hương. Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo đáng chú ý là các truyện ngắn Những truyện không muốn viết Trăng sáng Đời thừa Mua nhà Nước mắt Cười .và tiểu thuyết Sống mòn 1944 . Trong khi mô tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ bế tắc của những nhà văn nghèo những Giáo khổ trường tư học sinh thất Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ đặt ra những vấn đề có ý nghĩa XH to lớn. Đó là tấn bi kịch dai dẳng của người trí thức những người có ý thức sâu sắc về giá trị đời sống và nhân phẩm muốn sống có hoài bão nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH làm cho chết mòn phải sống đời thừa Ở đề tài về người nông dân đáng chú ý nhất là các truyện Chí Phèo Trẻ con không được ăn thịt chó Một bữa no Lão Hạc Một đám cưới Lang Rận .ở đề tài này Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng những số phận hẩm hiu bị ức hiếp bị lưu manh hoá .Nhà văn đã kết án sâu sắc cái Xã hội tàn bạo làm huỷ diệt cả nhân tính của những con người lương thiện. Ở một số TP Nam Cao đã thể hiện niềm xúc động trước bản chất đẹp đẽ cao quí trong tâm hồn họ - Sau CMT8 Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến truyện ngắn Đôi mắt 1948 Nhật ký ở rừng 1948 .
đang nạp các trang xem trước