tailieunhanh - Nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số dòng giống thanh hao hoa vàng (Artemisinin annua L.) mới chọn tạo và hàm lượng chất Artemisinin”

Thanh hao (artemisiaannua L.) Thuộc họ Cúc (asteraceae) còn có tên gọi khác là thảo cao, ngải si, ngải đắng Đây là cây dược liệu quý, được con người phát hiện ra và sử dụng từ rất sớm (ngay từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên) người Trung Quốc đã biết cách sử dụng nó để chữa được rất nhiều bệnh khác nhau. | Ở Việt Nam cây thanh hao hoa được trồng rộng khắp từ đồng bằng, trung du đến các tỉnh miền núi. Do đặc điểm thích nghi rộng như vậy lại có giá trị kinh tế cao, nhiều tỉnh, địa phương trong cả nước đã chú trọng phát triển và coi nó là cây trồng chính để xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là các tỉnh miền núi đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Cũng chính vì thực tế này mà nhiều nơi, người dân đã phát triển một cách ồ ạt, không có một quy hoạch, kiểm soát của một cơ quan tổ chức nào, làm cho thanh hao bị thoái hoá dần, đắc biệt là hàm lượng Artemisinin bị giảm mạnh, do kỹ thuật trồng và chắm sóc không đúng cách. Hiện nay có một thực tế là người dân bắt đầu quay lưng lại với cây thanh hao, không coi nó là cây chủ lực như trước, diện tích thanh hao bị thu hẹp lai và chuyển sang cây trông khác có hiểu quả hơn, với lý do là trồng nhiều quá dẫn đến cung vuợt quá cầu, giá rẻ hiểu quả kinh tế kém. Nguyên nhân là các công ty dược chỉ thu mua khi hàm lương Artemisinin trong cây đạt còn thực tế trên đồng ruộng thì hàm lượng đó nhỏ hơn rất nhiều do ký thuật trồng và chắm sóc của người dân không đúng cách. Do đó ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn diễn ra thực trạng “người dân khóc cùng cây thanh hao”. Trong khi nhu cầu về thuốc chữa bệnh sốt rét không ngừng tăng. Hàng năm trên thế giới có khoảng 500 triệu người nhiễm ký sinh trùng sốt rét, rất cần thuốc điều trị.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN