tailieunhanh - CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI

Nhà n c lúc này còn thông qua lu t pháp ướ ậ bảo vệ và pháp triển chế độ tư hữu ruộng đất. Nhưng phải nói rằng hình thức sở hữu tư nhân cơ bản nhất, đặc trưng cho chế độ phong kiến đó là hình thức sở hữu địa chủ. Hình thức sở hữu địa chủ tồn tại lâu dài trong chế độ phong kiến so với các hình thức sở hữu tư nhân khác. | Cùng đồng thời với hình thức sở hữu công xã về ruộng đất đã đẻ ra một hình thức sở hữu khác đi kèm với nó và đồng thời dựa vào nó để tồn tại, phát triển. Đó chính là hình thức sở hữu tối cao của nhà nước về ruộng đất công hữu của các công xã trong toàn quốc. Sự xuất hiện gần như đồng thời này đã được Mác lí giải phần nào trong nhiều tác phẩm, ví như trong bài luận văn nhan đề: “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ”, đăng trên báo “Diễn đàn Nữu – ước”, Mác đã viết: “ở châu Á từ thời kì xa xôi lắm, thường thường chỉ có ba ngành quản lý: Bộ tài chính hay là bộ cướp bóc nhân dân của chính nước mình, bộ chiến tranh hay là bộ cướp bóc nhân dân nước khác và sau cùng là bộ công trình công cộng. Những điều kiện khí hậu và đặc điểm của đất đai, nhất là trên những khoảng đất rộng lớn vùng thảo nguyên kéo dài từ Xa – ha – ra qua A – ra – bi, Ba tư, Ấn Độ và Ta – ta – ri, đến tận những nơi cao nhất của vùng cao nguyên châu á, đã là cho hệ thống tưới nước nhân tạo bằng sông đào và công trình thủy lợi trở thành cơ sở của nông nghiệp phương Đông. ở Ai Cập và Ấn Độ cũng như ở Mê-dô-pô-ta-mi, ở Ba Tư và ở các nước khác, người ta lợi dụng nạn lụt để làm cho đất đai thêm màu mỡ; người ta lợi dụng mùa nước lớn để cho nước chảy vào những sông đào tưới nước. Yêu cầu cơ bản về việc sử dụng nước một cách tập thể và tiết kiệm ở phương Tây đã buộc các nhà kinh doanh tư nhân phải liên hiệp thành những hội tự nguyện, như ở Phơ-lăng-đơ-rơ và ở ý, nhưng ở phương Đông là nơi mà nền văn minh còn ở trình độ quá thấp và phạm vi đất đai quá rộng, người ta không thể tổ chức những hội tự nguyện như thế được, cho nên yêu cầu đó đòi hỏi bức thiết phải có sự can thiệp của chính quyền tập trung của Nhà nước. Do đó mới nẩy ra chức năng kinh tế mà tất cả các chính phủ châu á đều bắt buộc phải thực hiện, đó là chức năng tổ chức các công trình công cộng. Chế độ dùng nhân công để làm cho đất đai thêm tốt là một chế độ phụ thuộc vào chính phủ trung ương và một khi chính phủ ấy có thái độ lơ là đối với công tác thủy lợi thì chính phủ đó lập tức bị sụp đổ; nó đã giải thích một sự thật mà không thể giải thích bằng cách nào khác được là: ngày nay chúng ta thấy từng địa khu hoang vu và xấu, trước kia là những đất đau được trồng trọt rất tốt. Chẳng hạn như Pa-mia, Pê-tơ-ra Y-ê-men và những tỉnh rộng lớn của Ai Cập, Ba-tư và In-đu-stan. Chế độ đó cũng giải thích một sự thật là chỉ cần một cuộc chiến tranh tàn phá là đủ làm cho đất nước trở thành hoang vu hàng thế kỷ và mất hết nền văn minh của nó”

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN