tailieunhanh - Hàn Phi Tử Phần III - Chương 6
Nho gia dùng chữ “pháp” theo nghĩa phép tắc, như trong các từ ngữ “tiên vương chi pháp”, “hậu vương chi pháp” (phép tắc của tiên vương, của hậu vương); còn Pháp gia nói tới “pháp” là luôn luôn trỏ pháp luật. Trong thiên Định pháp, Hàn Phi định nghĩa chữ “pháp” như sau: “Pháp là hiệu lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo pháp”. (Pháp giả hiến lệnh trứ ư quan phủ;. | Hàn Phi Tử Chương 6 PHÁP Nho gia dùng chữ pháp theo nghĩa phép tắc như trong các từ ngữ tiên vương chi pháp hậu vương chi pháp phép tắc của tiên vương của hậu vương còn Pháp gia nói tới pháp là luôn luôn trỏ pháp luật. Trong thiên Định pháp Hàn Phi định nghĩa chữ pháp như sau Pháp là hiệu lệnh công bố ở các công sở thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành thưởng người cẩn thận giữ pháp luật phạt kẻ phạm pháp như vậy bề tôi sẽ theo pháp . 000000000000000000000000000000000000 ũ ũ ũ ũ Pháp giả hiến lệnh trứ ư quan phủ thưởng phạt tất ư dân tâm thưởng tồn hồ thận pháp nhi phạt gia hồ gian lệnh giả dã thứ nhân thần chi sở sư dã . Thiên Hữu độ ông ví pháp luật với dây mực cái thuỷ chuẩn cái qui cái củ tức những đồ dùng làm tiêu chuẩn. Pháp luật tức là một thứ tiêu chuẩn để biết đâu là chính đâu là tà để khen đúng người phải trách đúng kẻ quấy. Trong phần I tiểu sử Tử Sản chúng tôi đã xét sự tiến triển của ý niệm về pháp luật ở thời Xuân Thu và Chiến Quốc ra sao và các pháp gia từ Quản Trọng tới Thương Ưởng đã lần lần lấy pháp luật thay cho lễ bỏ tính cách giai cấp của lễ ra sao. Có điều đáng để ý là sự tôn quân càng tăng thì ý niệm về pháp luật càng mạnh. Nho gia tuy tôn quân nhưng coi vua là người chỉ nhận sứ mạng của trời mà ý dân là ý trời nên đòi vua phải có đạo đức vua có ra vua thì bề tôi mới giữ đạo bề tôi ông vua nào không có tư cách đều bị Khổng Tử Mạnh Tử chê hoặc mạt sát mà Nho gia lại chính là những chính trị gia chỉ có ý niệm về đạo đức nhân về bổn phận nghĩa chứ chưa có ý niệm về pháp luật. Trái lại Pháp gia tôn quân hơn Nho gia nhiều coi chương II và III phần này thì lại có ý niệm rất rõ về pháp luật và đòi hỏi các vua chúa phải luôn luôn áp dụng đúng pháp luật. Cơ hồ họ cảm thấy rằng phải có pháp luật để giảm bớt uy quyền của vua. Họ không nói đến mệnh trời ý dân nữa không đề cao nhân nghĩa nữa mà chỉ nói đến pháp luật đề cao pháp luật. Đó là một sự biến chuyển lớn trong tư tưởng chính trị của Trung Quốc thời Chiến Quốc mà chúng tôi chưa thấy học
đang nạp các trang xem trước