tailieunhanh - Phải chăng lạm phát là một hiện tượng tiền tệ

Lạm phát nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức hiện tại. Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là tăng nói chung, chứ không phải tăng giá một hàng hóa cá biệt | Phải chăng lạm phát là một hiện tượng tiền tệ Lạm phát nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức hiện tại. Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là tăng nói chung chứ không phải tăng giá một hàng hóa cá biệt. Nếu giá xăng dầu hay giá gạo tăng một cách đơn lẻ thì không có nghĩa là do lạm phát mà đơn giản có thể chỉ là một bất cân đối tạm thời giữa cung và cầu trong ngắn hạn. Lạm phát chỉ được coi là tồn tại khi có sự tăng giá của nhiều mặt hàng cùng lúc đẩy mặt bằng giá lên một nấc mới. Trên thực tế lạm phát được tính trên việc so sánh chỉ số giá tiêu dùng Consumption Price Index - CPI xây dựng trên một rô hàng hóa cố định cho trước. Lạm phát nói cách khác là sự tăng chỉ số giá CPI khi ta giữ nguyên tỷ trọng và số lượng các hàng hóa cấu thành. Nhìn từ mặt này lạm phát hoàn toàn chỉ là vấn đề thước đo bị biến dạng. Nếu trước đây cần 1 triệu đồng để mua một rổ hàng hóa thiết yếu bây giờ cần 2 triệu thì có nghĩa là thước đo đã bị co lại một nửa. Mỗi đồng Việt Nam thật ra đã bị mất giá 50 dẫn đến việc phải cần lượng tiền gấp đôi để mua cùng một lượng hàng hóa. Irving Fisher cha đẻ của học thuyết khối lượng tiền tệ đã mô tả hiện tượng này qua phương trình sau Trong đó M là khối lượng tiền tệ trong lưu thông V là tốc độ vận tốc lưu thông của tiền P là chỉ số giá Q là khối lượng hàng hóa lưu thông trong nền kinh tế Phương trình này có thể được diễn giải như sau Giá trị của tổng số lượng hàng hóa trong một nền kinh tế tính bằng cách nhân số lượng mỗi hàng hóa với giá của chúng tương đương với tổng số tiền cần thiết để vận hành nền kinh tế ấy tính bằng khối .