tailieunhanh - Đông Châu Liệt Quốc - hồi 14

Công-chúa Vương-cơ từ lúc về với Tề tuyên-công lòng sầu khôn xiết . Vương-cơ vốn là một người thông-minh, tề-chỉnh nay gặp tánh nết Tề tương-công lòng đã bất bình, lại biết được câu chuyện nàng Văn-khương nên buồn bã mà thọ bệnh, chẳng bao lâu từ trần. Từ ngày Vương-cơ thác rồi, Tề tương-công không còn kiêng nể ai nữa, hễ lúc nào nhớ Văn-khương thì giả đi săn bắn nơi đất Chước rồi sai người đến Chúc-khâu rước Văn-khương đến đó mà vui vầy . Tuy nhiên, lại sợ Lỗ trang-công hay được mà sanh sự, bèn. | Đông Châu Liệt Quốc hồi 14 Trái lệnh Châu thiên-tử nổi xung Gặp ma Tề tương-công hoảng hốt Công-chúa Vương-cơ từ lúc về với Tề tuyên-công lòng sầu khôn xiết . Vương-cơ vốn là một người thông-minh tề-chỉnh nay gặp tánh nết Tề tương-công lòng đã bất bình lại biết được câu chuyện nàng Văn-khương nên buồn bã mà thọ bệnh chẳng bao lâu từ trần. Từ ngày Vương-cơ thác rồi Tề tương-công không còn kiêng nể ai nữa hễ lúc nào nhớ Văn-khương thì giả đi săn bắn nơi đất Chước rồi sai người đến Chúc-khâu rước Văn-khương đến đó mà vui vầy . Tuy nhiên lại sợ Lỗ trang-công hay được mà sanh sự bèn lấy việc binh đao ra hăm dọa . Tề tương-Công cất binh sang đánh nước Kỷ lấy ba thành ở đất Bình đất Tư và đất Ngô rồi kéo thẳng đến Hề-thành kêu Kỷ-hầu bảo rằng - Nếu muốn cho nước Kỷ còn phải đầu hàng lập tức. Ký-hầu đau đớn than thầm - Tề là một nước cựu thù lẽ nào ta lại quên lấy thù mà cầu an sao Nghĩ rồi bèn khiến vợ là Bá-Cơ con gái Lỗ huệ-công viết thư về nước cầu cứu viện binh. Tề tương-công hay được tin ấy dọa rằng - Nước nào đem binh cứu nước Kỷ nước đó sẽ bị quân Tề kéo đến tàn phá ngay. Lỗ-hầu nghe nói cũng sợ cho sứ sang nước Trịnh yêu cầu nước Trịnh họp binh với mình cứu nước Kỷ. Nhưng Trịnh-nghi vì sợ Trịnh-đột đem binh từ đất Lịch về cướp ngôi nên từ chối việc hợp tác. Lỗ trang-công thấy mình cô thế không dám xuất quân. Còn vua nước Kỷ thấy không ai cứu viện bèn giao quyền lại cho em là Doanh-quý rồi bõ trốn ra nước ngoài . Doanh-quý họp triều-thần bàn rằng - Bây giờ chỉ có hai việc một là liều chết giữ nước hai là đầu làng để bảo vệ sinh linh. Vậy ta nên theo đàng nào Các quan đều nói - Nay nước Kỷ bị cô thế dầu có hy sinh đến đâu cuối cùng cũng chịu thảm bại chi bằng đầu hàng để cứu vớt mạng dân và giữ gìn tôn miếu của tiên-quân. Doanh-quý theo lời viết thư sai sứ dâng cho Tề tương-công cùng nạp các sổ sách dinh điền cầu xin đầu hàng. Tề tương-công chấp thuận cho Doanh-quý được thâu thuế ba mươi bộ trong nước để phụng thờ tôn miếu. Vợ vua Kỷ là Bá-Cơ buồn bã nhuốm bịnh rồi