tailieunhanh - Hàn Phi Tử - PHẦN IV
Trong phần II, chúng tôi đã nói tác phẩm Hàn Phi Tử có phần ngụy tạo của người đời sau như thiên Sơ kiến Tần ý kiến không phải của Hàn Phi; những thiên Giải lão, Dụ lão tư tưởng trái ngược với Pháp gia, không thể do Hàn viết; những thiên Tam thủ, Tâm độ, Nhân chủ . giọng văn non nớt, rườm rà cũng rất đáng ngờ; nhất là những thiên có vần như Chủ đạo, Dương giác thì càng không thể tin được. Vì vậy để viểt phần này, chúng tôi bỏ qua một bên tất cả. | Hàn Phi Tử PHẦN IV VĂN NGHỊ LUẬN CỦA HÀN Trong phần II chúng tôi đã nói tác phẩm Hàn Phi Tử có phần ngụy tạo của người đời sau như thiên Sơ kiến Tần ý kiến không phải của Hàn Phi những thiên Giải lão Dụ lão tư tưởng trái ngược với Pháp gia không thể do Hàn viết những thiên Tam thủ Tâm độ Nhân chủ. giọng văn non nớt rườm rà cũng rất đáng ngờ nhất là những thiên có vần như Chủ đạo Dương giác thì càng không thể tin được. Vì vậy để viểt phần này chúng tôi bỏ qua một bên tất cả những thiên đó chỉ dùng những thiên mà đa số học giả công nhận là của Hàn. Tóm lại chúng tôi muốn xét văn nghị luận của Hàn Phi chứ không xét văn nghị luận trong Hàn Phi Tử. Chúng ta hãy tạm đừng xét văn trong Đạo đức kinh nó thật đặc biệt gồm những châm ngôn có những vế đối nhau cân xứng có khi có vần nữa gần giống thể phú cuối đời Chiến Quốc và đầu đời Hán khiến một số học giả vẫn tự hỏi nó xuất hiện vào đời nào có thực của Lão Đam không mà Lão Đam có sống thực không. Tạm gạt tác phẩm đó ra rồi chúng ta thấy trong khoảng hai thế kỷ từ thế kỷ V tới thế kỷ III trước . văn của chư tử tức các triết gia Trung Hoa đã tiến bộ gần như liên tục. Mới đầu là bộ Luận ngữ chỉ dùng một thể đơn giản nhất là kí ngôn môn sinh của Khổng Tử ghi những lời của thầy. Rồi tới các cuốn Trung Dung Đại học cũng vẫn là kí ngôn thêm những đoạn nghị luận ngăn ngắn. Bộ Mặc tử mở đầu cho thể nghị luận - hay biện luận - nhưng lí luận lắm chỗ ngây thơ và rườm. Bộ Mạnh Tử cũng là kí ngôn như Luận ngữ đúng ra là ghi những đối thoại giữa Mạnh Tử và một số vua chư hầu hoặc một số học giả đương thời. Trang tử dùng ba lối kí ngôn lí luận vắn tắt và ngụ ngôn. Tới Tuân tử mới bỏ hẳn lối kí ngôn mà dùng thể lí luận theo đề tài. Sau cùng là Hàn Phi dùng hết thảy các thể của người trước cho nên tác giả bộ Trung Quốc văn học sử của viện Đại học Bắc Kinh soạn do Nhân dân văn học xã ở Bắc Kinh xuất bản năm 1959 khen Hàn là tập đại thành bút pháp thuyết lí của chư tử thời Tiên Tần và văn lí luận đến Hàn Phi đã hoàn toàn thành thục quyển 1
đang nạp các trang xem trước