tailieunhanh - Xã hội học : Tham nhũng – Phần III

Khắc phục sự chênh lệch giữa năng lực và nhu cầu bằng việc nâng cao năng lực con người Việc khắc phục hiện tượng mất năng lực của xã hội mới chỉ là bước đầu tạo điều kiện để con người lấy lại các bản năng thông thường trong đời sống để có năng lực trở lại chứ chưa đủ để chống tham nhũng. Nếu chỉ nhìn tham nhũng như một hiện tượng xã hội mà không phân tích đời sống tinh thần của từng cá nhân, mâu thuẫn trong từng cá nhân thì sẽ không thể giải quyết được. | 1 V 1 mi 1 r i Ầ Xã hội học Tham nhũng - Phần III V. NÂNG CAO NĂNG Lực CON NGƯỜI 1. Khắc phục sự chênh lệch giữa năng lực và nhu cầu bằng việc nâng cao năng lực con người Việc khắc phục hiện tượng mất năng lực của xã hội mới chỉ là bước đầu tạo điều kiện để con người lấy lại các bản năng thông thường trong đời sống để có năng lực trở lại chứ chưa đủ để chống tham nhũng. Nếu chỉ nhìn tham nhũng như một hiện tượng xã hội mà không phân tích đời sống tinh thần của từng cá nhân mâu thuẫn trong từng cá nhân thì sẽ không thể giải quyết được bài toán tham nhũng. Chúng ta cần phải lưu ý về sự khác nhau về mức độ giữa hiện tượng tham nhũng trên quy mô xã hội và hiện tượng tham nhũng cá biệt hay nói cách khác là phân biệt hai trạng thái không tương thích của năng lực. Cần phải quan sát song song cả hai hiện tượng này một cái là phạm trù bên ngoài đời sống xã hội một cái là phạm trù bên trong của mỗi cá nhân. Như đã phân tích ở phần đầu sự không tương thích giữa năng lực và nhu cầu cũng dẫn đến tham nhũng và chính nó cũng là một biểu hiện của sự không tương thích của năng lực. Tuy nhiên sự không tương thích này lại ở một mức độ khác mà để giải quyết nó con người buộc phải luôn luôn nâng cao năng lực của mình. Nếu như gọi tham nhũng do sự mất mát năng lực trên qui mô xã hội là sự dối trá do không đủ khả năng cung cấp những dịch vụ trung thực thì tham nhũng xảy ra trong trường hợp thứ hai không chỉ là sự dối trá thông thường mà còn là sự mất đạo đức. Sự mất đạo đức trong điều kiện chênh lệch giữa năng lực và nhu cầu khác rất xa so với sự mất đạo đức ở tầng của sự thiếu hụt năng lực của xã hội. Mất đạo đức ở tầng chênh lệch giữa năng lực và nhu cầu này là kết quả việc không có tinh thần trách nhiệm không nhận thức được về sự công bằng mà con người cần phải có để trở thành một kẻ lương thiện. Anh có được địa vị quan trọng anh muốn duy trì địa vị ấy để hưởng thụ những lợi ích do nó mang lại nhưng năng lực của anh lại không tương thích với địa vị ấy thì đấy là không công bằng không

TỪ KHÓA LIÊN QUAN