tailieunhanh - Triết học "Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ Hơn "

Hơn 50 năm nay, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng, song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng, phù hợp với cuộc sống thực tế. Xã hội xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản gì? Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,. | Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ Hơn 50 năm nay cụm từ chủ nghĩa xã hội đã trở nên quen thuộc với đông đảo nhân dân ta. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhận thức về chủ nghĩa xã hội đã có những thay đổi quan trọng song chưa phải mọi vấn đề đã được giải đáp rõ ràng phù hợp với cuộc sống thực tế. Xã hội xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản gì Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 thông qua dưới đây gọi là Cương lĩnh 1991 đã trả lời câu hỏi đó và nêu đặc trưng đầu tiên về thể chế chính trị đó là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ với Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân do nhân dân vì nhân dân lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng 1 Đối chiếu với đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa được xác định tại các Đại hội IV Đại hội V và cả Đại hội VI mở đầu bằng sự khẳng định Nắm vững chuyên chính vô sản phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động thì Cương lĩnh 1991 đã có sự thay đổi lớn về nhận thức chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra nhân dân lao động làm chủ xã hội và Nhà nước gồm những giai cấp nào Theo cách hiểu lâu nay trong thành phần nhân dân lao động không có giai cấp hoặc tầng lớp bóc lột. Giai cấp địa chủ bóc lột địa tô không còn tồn tại. Trong một thời gian dài do nhận thức máy móc về lý thuyết giá trị thặng dư mà Mác phân tích về chế độ tư bản chủ nghĩa khác với chế độ xã hội dưới chính quyền nhân dân những nhà kinh doanh bỏ vốn ra thuê lao động bị coi là tư sản bóc lột giá trị thặng dư do người lao động tạo ra và như vậy không nằm trong nhân dân lao động. Sự đối lập về quyền lợi giữa người thuê lao động và người đi làm thuê thường được nhấn mạnh còn mặt quan trọng hơn là sự hợp tác của người có vốn với người có sức lao động cần việc làm có lợi cho cả hai bên và cho xã hội thì bị coi nhẹ thậm chí bị bỏ qua. Doanh nhân .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN