tailieunhanh - Thay đổi cách sử dụng quyền sở hữu

Để làm thay đổi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đã có chủ tương tách quyền sở hữu ra khỏi quyền quản lý hoặc chuyển đổi quyền sở hữu, tức là cổ phần hóa. Chủ trương ấy hợp lý, nhưng kết quả của nó thể hiện qua hoạt động của các công ty đã cổ phần hóa chưa được như mong đợi do các kỹ năng quản trị hiện đại rất ít được áp dụng ở những công ty này. | Thay đổi cách sử dụng quyền sở hữu Để làm thay đổi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đã có chủ tương tách quyền sở hữu ra khỏi quyền quản lý hoặc chuyển đổi quyền sở hữu tức là cổ phần hóa. Chủ trương ấy hợp lý nhưng kết quả của nó thể hiện qua hoạt động của các công ty đã cổ phần hóa chưa được như mong đợi do các kỹ năng quản trị hiện đại rất ít được áp dụng ở những công ty này. Những chuyên gia hiểu biết về quản trị hiện đại được thuê vào để cải tổ các công ty đã cổ phần hóa nhận thấy các công ty này thường gặp những khó khăn sau không có chiến lược kinh doanh và cơ cấu tổ chức thiếu sự quy trách nhiệm và thiếu quy trình thủ tục nội bộ chất lượng nhân sự kém khó thay đổi cung cách làm việc vì những người cũ muốn yên vị sự thay đổi làm họ mệt. Thực tế này chứng tỏ việc tách quyền sở hữu ra khỏi quyền quản lý hay chuyển đổi nó đi không thôi không thể làm thay đổi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề nằm ở chỗ khác Bạn có một chiếc xe Honda chạy ngon lành bạn là chủ nó bạn bán nó cho tôi tức là quyền sở hữu thay đổi nó vẫn chạy ngon. Nếu xe của bạn cà rịch cà tàng tôi mua nó thì nó cũng vẫn chạy như thế. Vậy vấn đề cốt lõi nằm ở cái xe chứ không phải bạn hay tôi ai là chủ. Ở các nước phát triển việc mua bán sáp nhập công ty diễn ra liên tục không ai đặt ra tính hiệu quả của hoạt động của công ty vì nó đã hoạt động hữu hiệu rồi. Ở ta doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả cổ phần hóa bán khoán cho thuê đều khó khăn luật phải thay đổi liên tục để đẩy mạnh những hoạt động kia nhưng chưa thành công. Chiếc xe khó bán phải tập trung chấn chỉnh chiếc xe. Chấn chỉnh chiếc xe tức là nhìn vào bộ máy của doanh nghiệp nói chung. Khi nhìn như thế ta thấy có hai lĩnh vực luật pháp điều chỉnh nó. Xin tưởng tượng doanh nghiệp như là một hình vuông để dễ phân biệt. Thứ nhất luật pháp do nhà nước ấn định cho cả cái hình đó như luật kế toán thống kê xuất nhập khẩu lao động môi trường nhãn hàng hóa. Ta gọi những luật lệ này là quản lý kinh doanh . Nó