tailieunhanh - Phỏng vấn việc làm – Những câu hỏi thường gặp
Phỏng vấn xin việc thường mang lại cho các ứng viên sự lo âu, căng thẳng, hồi hộp. Nhưng bạn hoàn toàn có thể hạn chế được những cảm giác này nếu có sự chuẩn bị từ trước. | Phỏng vấn việc làm – Những câu hỏi thường gặp Phỏng vấn xin việc thường mang lại cho các ứng viên sự lo âu, căng thẳng, hồi hộp. Nhưng bạn hoàn toàn có thể hạn chế được những cảm giác này nếu có sự chuẩn bị từ trước. 1. Hãy nói cho tôi nghe về bạn Câu hỏi này giống như một câu làm quen để buổi phỏng vấn được bắt đầu với không khí thân mật. Hãy trình bày thật ngắn gọn, tránh rơi vào tình trạng cà kê nhưng phải lựa chọn những thông tin thật nổi bật, làm tăng giá trị của bạn. 2. Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn? Vì tôi tin rằng tôi là người phù hợp nhất với công việc này. Tôi biết có rất nhiều ứng viên khác cũng có thể làm công việc này nhưng ở tôi còn có sự say mê với công việc. Sự say mê này sẽ khiến tôi trở thành một nhân viên hết sức nhiệt tình. 3. Bạn muốn làm việc ở đâu và trong lĩnh vực nào trong khoảng 5 năm nữa? Mặc dù việc dự đoán trước tương lai là một việc rất khó nhưng bản thân tôi cũng đã có những dự định sẵn. Trong khoảng 5 năm nữa tôi muốn mình trở thành một trong những nhân viên tốt nhất tại công ty ông/bà. Tôi muốn mình trở nên thật giỏi trong lĩnh vực chuyên môn của mình. 4. Việc học tập của bạn ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn như thế nào? Như tôi đã trình bày trong bản sơ yếu lí lích, tôi đã tốt nghiệp khoa ., trường . Những kiến thức tôi đã được học cũng như những bài tập thực hành đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình làm việc. Hơn nữa, tôi còn tham gia những khóa học các kỹ năng mềm bổ trợ rất tốt cho công việc chính. 5. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì? Đây có thể là một câu trả lời ví dụ: tôi đã từng có điểm yếu rất lớn là hay ôm đồm nhiều việc mà không biết lên kế hoạch cụ thể. Nhưng từ khi nhận ra những bất lợi nó mang đến thì tôi đã cố gắng sửa chữa và bây giờ nó không còn là điểm yếu của tôi nữa. Trước khi bắt tay vào một ngày làm việc mới tôi luôn liệt kê những nhiệm vụ mình cần hoàn thành trong ngày và phân loại chúng thành các mức độ từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn để đầu tư thời gian cho thích hợp. Những câu trả lời trên chỉ có tính chất ví dụ, bạn cũng cần xem xét thêm hoàn cảnh của mình để có thể đưa ra những câu trả lời hoàn toàn phù hợp Theo
đang nạp các trang xem trước