tailieunhanh - CHƯƠNG 7: HÀNG ĐỢI
Cũng như ngăn xếp, hàng đợi là CTDL tuyến tính. Hàng đợi là một danh sách các đối tượng, một đầu của danh sách được xem là đầu hàng đợi, còn đầu kia của danh sách được xem là đuôi hàng đợi. Với hàng đợi, chúng ta chỉ có thể xen một đối tượng mới vào đuôi hàng và loại đối tượng ở đầu hàng ra khỏi hàng. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các phương pháp cài đặt hàng đợi và trình bày một số ứng dụng của hàng đợi | Mô phỏng (simulation) là một trong các lĩnh vực áp dụng quan trọng của máy tính. Mục đích của một chương trình mô phỏng là mô hình hoá sự hoạt động của một hệ hiện thực (hệ tồn tại trong tự nhiên hoặc hệ do con người sáng tạo ra) nhằm phân tích đánh giá hiệu năng của hệ hoặc đưa ra các tiên đoán để có thể cải tiến (đối với các hệ do con người làm ra) hoặc có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa, chế ngự (đối với các hệ tồn tại trong tự nhiên). Chúng ta có thể quan niệm một hệ hiện thực bao gồm các thực thể (các thành phần) phụ thuộc lẫn nhau, chúng hoạt động và tương tác với nhau để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Vì vậy, lập chương trình định hướng đối tượng là cách tiếp cận thích hợp nhất để xây dựng các chương trình mô phỏng. Chúng ta có thể biểu diễn mỗi thành phần trong hệ bởi một lớp đối tượng chứa các biến mô tả trạng thái của thực thể, sự tương tác giữa các thành phần của hệ được mô phỏng bởi sự truyền thông báo giữa các đối tượng. Dưới đây chúng ta sẽ xét một ví dụ: xây dựng chương trình mô phỏng một hệ sắp hàng (hệ phục vụ), tức là hệ với các hàng đợi được phục vụ theo nguyên tắc ai đến trước người đó được phục vụ trước, chẳng hạn, hệ các quầy giao dịch ở ngân hàng, hệ các cửa bán vé tàu ở nhà ga.
đang nạp các trang xem trước