tailieunhanh - Chương 8: Tạo bóng vật thể 3D
Khi biểu diễn các đối tượng 3 chiều, một yếu tố không thể bỏ qua để tăng tính thực của đối tượng đó là tạo bóng sáng cho vật thể. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần phải lần lượt tìm hiểu các dạng nguồn sáng có trong tự nhiên, cũng như các tính chất đặc trưng khác nhau của mỗi loại nguồn sáng. | Mô hình bóng Gouraud là một phương pháp vẽ bóng, tạo cho đối tượng 3D có hình dáng cong có một cái nhìn có tính thực hơn. Phương pháp này đặt cơ sở trên thực tế sau: đối với các đối tượng 3D có bề mặt cong thì người ta thường xấp sỉ bề mặt cong của đối tượng bằng nhiều mặt đa giác phẳng, ví dụ như một mặt cầu có thể sấp sỉ bởi một tập các mặt đa giác phẳng có kích thước nhỏ sắp xếp lại, khi số đa giác xấp xỉ tăng lên (có nghĩa là diện tích mặt đa giác nhỏ lại) thì tính thực của mặt cầu sẽ tăng, sẽ cho ta cảm giác mặt cầu trông tròn trịa hơn, mịn và cong hơn. Tuy nhiên, khi số đa giác xấp xỉ một mặt cong tăng thì khối lượng tính toán và lưu trữ cũng tăng theo tỷ lệ thuận theo số mặt, điều đó dẫn đến tốc độ thực hiện sẽ trở nên chậm chạp hơn. Chúng ta hãy thử với một ví dụ sau: Để mô phỏng một mặt cầu người ta xấp xỉ nó bởi 200 mặt thì cho ta một cảm giác hơi gồ ghề, nhưng với 450 mặt thì ta thấy nó mịn và tròn trịa hơn, song khi số mặt là 16200 thì cho ta cảm giác hình cầu rất tròn và mịn (hình ). Tuy hình ảnh mặt cầu với 16200 mặt đa giác thì mịn hơn so với 200 mặt, song lượng tính toán phải thực hiện trên mỗi đa giác cũng tăng lên gấp 16200/200= 81 lần.
đang nạp các trang xem trước