tailieunhanh - RỐI LOẠN NHỊP CHẬM

I. ĐỊNH NGHĨA Bình thường nhịp tim dao động trong khoảng từ 60-80 lần/phút. Được xem là nhịp chậm khi nhịp tim giảm dưới 50 lần/phút. Rối loạn nhịp chậm thường dẫn đến việc cung cấp máu cho não bị thiếu, đưa đến tình trạng chóng mặt, xây xẩm, ngất và nếu nặng có thể đưa đến tai biến mạch máu não. II. GIẢI PHẪU HỆ THỐNG TẠO NHỊP VÀ DẪN TRUYỀN CỦA TIM Trong điều kiện bình thường, tim được điều khiển bởi những xung động phát ra từ nút xoang nằm dưới lớp ngoại mạc, nơi nối giữa. | RỐI LOẠN NHỊP CHẬM I. ĐỊNH NGHĨA Bình thường nhịp tim dao động trong khoảng từ 60-80 lần phút. Được xem là nhịp chậm khi nhịp tim giảm dưới 50 lần phút. Rối loạn nhịp chậm thường dẫn đến việc cung cấp máu cho não bị thiếu đưa đến tình trạng chóng mặt xây xẩm ngất và nếu nặng có thể đưa đến tai biến mạch máu não. II. GIẢI PHẪU HỆ THỐNG TẠO NHỊP VÀ DẪN TRUYỀN CỦA TIM Trong điều kiện bình thường tim được điều khiển bởi những xung động phát ra từ nút xoang nằm dưới lớp ngoại mạc nơi nối giữa tĩnh mạch chủ trên và nhĩ phải. Xung động sau đó được lan truyền qua tâm nhĩ đến nút nhĩ thất qua bó His đến các nhánh phải và trái để tận cùng là mạng Purkinje tạo thành sự khử cực đồng bộ và lần lượt ở nhĩ và thất biểu hiện trên điện tâm đồ là những sóng P QRS và T. Trong một số điều kiện bệnh lý những xung động còn có thể xuất phát từ nhĩ nút nhĩ thất hoặc từ thất. Ngoài những đường dẫn truyền bình thường ở một số người còn hiện diện những đường dẫn truyền phụ như đường Kent Mahaim Brechenmacher . Sự hình thành và dẫn truyền xung động trong tim còn bị chi phối bởi hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. III. CƠ CHẾ SINH BỆNH CỦA RỐI LOẠN NHỊP CHẬM Tựu trung có 3 cơ chế chính là 1. Cơ chế rối loạn hình thành xung động như ngưng xoang suy nút xoang. 2. Cơ chế rối loạn dẫn truyền xung động như blốc xoang nhĩ blốc nhĩ thất. 3. Cơ chế thần kinh thể dịch như tăng nhạy cảm xoang cảnh do nguyên nhân thần kinh X. IV. NGUYÊN NHÂN Có nhiều nguyên nhân thường gặp là - Viêm nhiễm do vi trùng hoặc siêu vi trùng. - Thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim. - Bệnh lý tự miễn. - Bệnh lý thoái hóa mô liên kết. - Sau phẫu thuật tim hoặc cắt đốt điện sinh lý. - Bẩm sinh. - Do thuốc ngộ độc Digoxin thuốc ức chế bêta thuốc ức chế Calci thuốc chống rối loạn nhịp . - Do rối loạn điện giải như tăng Kali máu. Nhưng đôi khi cũng không xác định rõ nguyên nhân. V. PHÂN LOẠI NHỊP CHẬM 1. Nhịp chậm xoang. 2. Ngưng xoang. 3. Blốc xoang nhĩ độ I. 4. Blốc xoang nhĩ độ II. 5. Blốc xoang nhĩ độ III. 6. Blốc nhĩ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.