tailieunhanh - Chương 2: Động lực học chất điểm

Động Lực Học nghiên cứu mối quan hệ giữa sự biến đổi trạng thái chuyển động của vật và nguyên nhân làm biến đổi trạng thái của chuyển động đó. Chương này nghiên cứu mối quan hệ giữa gia tốc của chất điểm, hệ chất điểm với các lực tác dụng lên nó. Các phương trình động lực học rút ra chỉ được áp dụng cho các vật có kích thước nhỏ – các chất điểm. | Chương 2 ĐỘNG Lực HỌC 41 Chương 2 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM Động Lực Học nghiên cứu mối quan hệ giữa sự biến đoi trạng thái chuyển động của vật và nguyên nhân làm biến đoi trạng thái của chuyển động đó. Chương này nghiên cứu mối quan hệ giữa gia tốc của chất điểm hệ chất điểm với các lực tác dụng lên nó. Các phương trình động lực học rút ra chỉ được áp dụng cho các vật có kích thước nhỏ - các chất điểm. Vì thế khi nói vật ta hiểu vật đó là chất điểm. - CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON Cơ sở của Động Lực Học là ba định luật của Newton. Isaac Newton - nhà Vật Lý người Anh 1642 - 1727 . Trong công trình Các tiên đề toán học của triết học tự nhiên công bố năm 1687 ông đã phát biểu những định luật cơ bản của cơ học co điển thiết lập được định luật vạn vật hấp dẫn nghiên cứu sự tán sắc ánh sáng và khởi thảo những cơ sở của các phép tính vi phân và tích phân. 1 - Định luật Newton thứ I Một vật cô lập nghiã là hoàn toàn không chịu tác dụng của các vật khác sẽ mãi mãi đứng yên nếu nó đang đứng yên hoặc chuyển động thắng đều nếu nó đang chuyển động . Nói các khác một vật cô lập sẽ bảo toàn trạng thái chuyển động của nó v const . Đây là một thuộc tính của vật chất và được gọi là quán tính của vật. Vì thế định luật I Newton còn gọi là định luật quán tính. Trên thực tế không có vật cô lập tuyệt đối mà chỉ có những vật chịu tác dụng của những lực cân bằng khi đó định luật I Newton cũng nghiệm đúng. 2 - Định luật Newton thứ II a Khái niệm về lực Trong cuộc sống ta thấy rõ nhiều hiện tượng vật này tác dụng vào vật kia. Chẳng hạn như khi nâng một vật lên cao tay ta đã tác dụng vào vật và vật đã đè lên tay ta khi nam châm để gần đinh sắt sẽ hút đinh sắt . . Để đặc trưng cho các tác dụng đó người ta đưa ra khái niệm về lực. Lực là đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng của vật này vào vật khác là số đo của tác động cơ học do các đối tượng khác tác dụng vào vật. Số đo ấy đặc trưng cho hướng và độ lớn của tác dụng. Lực được kí hiệu là F Force . Trong hệ SI lực có đơn vị là newton N . Lực là một