tailieunhanh - NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
Điêu khắc thời Lý tinh vi và cân đối , mang cái trung dũng tĩnh tại và cái “hư không “của Phật Giáo .Vừa mới thoát khỏi nghìn năm nô lệ , được sống trong thái bình thịnh vượng các nghệ sĩ có thể đắm mình trong tôn giáo và triết học, tỉ mỉ tạc những pho tượng thể hiện cái nhìn thoát tục . Bên cạnh đó , điêu khắc cũng chịu ảnh hưởng Chăm . Những hình trang trí trên mặt đá của Chương Sơn( Hà Nam ) có bố cục , dáng điệu và hình thể. | NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC Điêu khắc thời Lý tinh vi và cân đối mang cái trung dũng tĩnh tại và cái hư không của Phật Giáo .Vừa mới thoát khỏi nghìn năm nô lệ được sống trong thái bình thịnh vượng các nghệ sĩ có thể đắm mình trong tôn giáo và triết học tỉ mỉ tạc những pho tượng thể hiện cái nhìn thoát tục . Bên cạnh đó điêu khắc cũng chịu ảnh hưởng Chăm . Những hình trang trí trên mặt đá của Chương Sơn Hà Nam có bố cục dáng điệu và hình thể gần với điêu khắc Chăm nhưng cách biểu hiện khuôn mặt lại thuần Việt những khuôn mặt vũ nữ không tròn bầu xa xăm và có phần vô cảm như những khuôn mặt Chăm mà linh động và tươi trẻ. Pho tượng đời Lý nổi tiếng nhất là tượng A Di Đà của Chùa Phật Tích. Tượng cao 2m77 cả bệ riêng tượng cao 1m87 bằng cái linga của chị Toet thể hiện Đức Phật đang ngồi thuyết pháp trên tòa sen . Tòa sen cao và bệ tượng tạo thành một hình tháp nhiều tầng gây cảm giác như đang nâng bổng Đức Phật lên .Dáng ngồi của Phật thanh thoát thư giãn .Đường cong chạy từ cổ dọc theo sống lưng cộng với khuôn mặt thoát tục gợi đến cái đẹp và sự dịu dàng phi giới tính . Toàn bức tượng cho ấn tượng vè sự đốn ngộ cao siêu và tâm hồn tĩnh tại cũng rất thoát tục và lãng mạn con rồng uốn lượn mềm mại và có một cái đầu mơ màng những khúc uốn nhỏ dần phía đuôi . Điêu khắc đời Lý độc đáo chủ yếu trên gốm và trên đá . Đề tài thường là thiên nhiên như mây nước hoa sen hoa cúc và đặc biệt là hình tượng con rồng với nhiều nếp cong mềm mại tượng trưng cho nguồn nước niềm mơ ước cho cư dân trồng lúa . Hình tượng con rồng của triều đại này không lẫn được với triều đại khác. Những hình điêu khắc ở chùa Phật Tích cho ta thấy rằng nghệ thuật điêu khắc thời Lý không những tiếp thu nghệ thuật Trung Hoa mà còn của ChamPa nữa nhạc công và vũ nữ hình tượng thần điều Garuda. Rồng thời Lý có bốn chân loại lớn có vẩy . Nó rất khác con rồng thô to và mạnh thời Trần cũng rất khác con rồng đường bệ của Trung Hoa . Thật thú vị khi con vật biểu tượng của Hoàng Đế mà lại tỏ ra mơ mộng và đáng yêu như thế
đang nạp các trang xem trước