tailieunhanh - Phụ lục số 06 (Mã cấp ngân sách)

Danh mục mã số các cấp ngân sách (Kèm theo Quyết định số 1441/QĐ-BTC ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) | PHỤ LỤC SỐ 06 DANH MỤC MÃ SỐ CÁC CẤP NGÂN SÁCH (CẤP NGÂN SÁCH) (Kèm theo Quyết định số 1441/QĐ-BTC ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) 1. Nội dung phân loại: Phân loại theo cấp ngân sách là phân loại dựa trên cơ sở phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho từng cấp chính quyền, nhằm hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo từng cấp ngân sách; gồm: Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã. 2. Mã số hoá các nội dung phân loại và danh mục mã số cấp ngân sách: Các nội dung phân loại được mã số hoá 1 ký tự - N1, quy định cụ thể như sau: - N1 có giá trị bằng 1 dùng để mã số hoá Ngân sách trung ương; - N1 có giá trị bằng 2 dùng để mã số hoá Ngân sách cấp tỉnh; - N1 có giá trị bằng 3 dùng để mã số hoá Ngân sách cấp huyện; - N1 có giá trị bằng 4 dùng để mã số hoá Ngân sách cấp xã; 3. Hạch toán theo mã số cấp ngân sách: - Đối với thu ngân sách nhà nước: Đơn vị nộp khoản thu vào ngân sách nhà nước không phải ghi mã số cấp ngân sách. Căn cứ vào chế độ phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, Kho bạc nhà nước hạch toán mã số cấp ngân sách vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước. - Đối với chi ngân sách nhà nước: Các cơ quan, đơn vị khi phát hành chứng từ chi ngân sách nhà nước (giấy rút dự toán hoặc lệnh chi tiền, chứng từ chi ngân sách nhà nước), phải ghi rõ khoản chi thuộc ngân sách cấp nào. Ví dụ: Cục Thuế, khi sử dụng ngân sách thuộc dự toán Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) giao, hạch toán cấp NSTW mã số 1; khi sử dụng ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ, hạch toán Ngân sách cấp tỉnh mã số 2. Trên cơ sở đó, Kho bạc nhà nước hạch toán mã số cấp ngân sách vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN