tailieunhanh - Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Hàn Quốc

Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng tại Hàn Quốc từ tháng 11/1961 với việc phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ của BOK (MSBs). Hoạt động mua, bán trái phiếu chính phủ và trái phiếu công cộng giữa BOK với các ngân hàng được thực hiện từ tháng 2/1969. Đến năm 1977 thì các định chế tài chính phi ngân hàng được tham gia nghiệp vụ này. Từ năm 1986, nghiệp vụ thị trường mở với quy mô đầy đủ (full-scale OMO) bắt đầu được áp dụng. Tuy nhiên, cho đến tháng 3/1993, phương pháp đấu thầu cạnh tranh mới được áp dụng, các. | Một nhiệm vụ chính của OMO là điều tiết tiền dự trữ của các ngân hàng để giữ cho lãi suất trên thị trường qua đêm (call market) phù hợp với lãi suất mục tiêu Hội đồng chính sách tiền tệ đưa ra. Tại Hàn Quốc, cả các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng tham gia thị trường qua đêm; dư thừa hay thiếu hụt vốn khả dụng của các ngân hàng là 1 biến số quan trọng do sự dư thừa hay thiếu hụt vốn khả dụng của các định chế tài chính phi ngân hàng được thể hiện trên tài khoản của họ tại các ngân hàng. BOK có thể tác động đến thị trường qua đêm một cách trực tiếp thông qua OMO. Khi BOK tiếp thêm hoặc rút bớt vốn khả dụng, dự trữ trên tài khoản của các ngân hàng tại BOK thay đổi, đồng thời các ngân hàng cố gắng xử lý tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng thông qua thị trường qua đêm. Từ đó dẫn đến sự thay đổi lãi suất qua đêm. Để giữ cho lãi suất trên thị trường qua đêm phù hợp với lãi suất mục tiêu, cung và cầu về dự trữ phải cân bằng, vì thế BOK cố gắng dự báo cung, cầu dự trữ càng chính xác càng tốt. Trên cơ sở so sánh cung và cầu dự trữ, BOK tính toán mức độ thiếu hụt hay dư thừa vốn khả dụng trước khi quyết định quy mô của nghiệp vụ thị trường mở. Bên cạnh đó, các chỉ số bổ sung khác cũng được BOK tính đến khi quyết định các hoạt động tiền tệ hàng ngày, như: tỷ giá hối đoái, cung tiền M2, M3, lãi suất dài hạn, tín dụng trong nước,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN